7. Cấu trúc luận văn
2.1.4. Tổ chức khảo sát
2.1.4.1. Đối tượng khảo sát:
Mẫu khảo sát gồm 300 học viên và 120 cán bộ quản lí, giáo dục viên; trong đó có 65 giáo dục viên, 55 CBQL. Hình thức chọn học viên là ngẫu nhiên, mỗi khu quản lí học viên chọn 75 học viên thống kê như sau:
Bảng 2.2: Thống kê mẫu học viên
Đặc điểm Độ tuổi Số lượng Trình độ văn hoá Trên lớp 5 Dưới lớp 5 Mù chữ Từ 18 đến 30 tuổi 158 63% 38% 1% Từ 30 đến 45 tuổi 105 54% 41% 5% Từ 45 đến 65 tuổi 37 15% 27% 58%
Thực hiện phỏng vấn, khảo sát dựa trên nguyên tắc lựa chọn: Ban Giám đốc Cơ sở; trưởng, phó các phòng, khu; nhân viên quản lí đối tượng; các giáo dục viên Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn thành phố Hồ Chí minh. Số lượng khách thể điều tra: Gồm tổng số 120 cán bộ nhân viên.
Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách tổng hợp các ý kiến dưới các mức độ RQT, quan trọng, bình thường, không quan trọng. Lập bảng mẫu và tính tỉ lệ các mức độ.
Đối với học viên thực hiện phỏng vấn bằng các câu hỏi mở, tổng hợp bằng cách phân loại những thông tin thu được, chỉ tiếp nhận những thông tin khách quan, chính xác. Không thực hiện được như khảo sát cán bộ nhân viên do trình độ học vấn và hiểu biết của học viên về lĩnh vực giáo dục đặc biệt về pháp luật còn hạn chế. Bản thân học viên là những có tiền sự, đa số có tiền án và những hành vi vi phạm pháp luật. Do sử dụng ma túy đá nhiều người có tâm thần bất ổn mặc dù đã được các cán bộ y tế điều trị nhưng chưa thể có những phán đoán chính xác trong nhận định các thông tin về giáo dục. Cùng với nhiều yếu tố khác như sự nghiêm túc trong phối hợp với cá nhân tác giả trong quá trình thu thập thông tin, độ tuổi đa dạng... dẫn đến những thông tin thu thập
được từ học viên cần chọn lọc kĩ càng khi đưa vào luận văn.
2.1.4.2. Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian: Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020.
- Địa bàn khảo sát: Cơ sở Cai nghiện ma túy – Bảo trợ xã hội Phú Văn Thành