Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 80 - 88)

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Điểm mạnh

Được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Cơ sở, thời gian qua việc xây dựng, quản lí và khai thác Tủ sách pháp luật của đơn vị đã được thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời cung cấp cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị có thêm các nguồn tư liệu phong phú, cập nhật được những quy định mới trong việc thực thi Hiến pháp, Pháp luật và trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Việc triển khai phổ biến các văn bản luật được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV giúp công chức, viên chức, người lao động và học viên của đơn vị kịp thời cập nhật và nghiêm túc thực hiện tốt những quy định của pháp luật.

Cán bộ công nhân viên Cơ sở luôn có sự phối hợp với nhau trong quá trình quản lí học viên và luôn phổ biến những kiến thức về pháp luật cho học viên hiểu và nắm được,

hạn chế được những vi phạm không đáng có xảy ra.

Luôn nắm bắt tư tưởng tâm lý của học viên để có hướng giải quyết cho đúng và kịp thời.

Việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện nghiêm túc, cụ thể, đa dạng về nội dung và hình thức đã thu hút đông đảo sự tham gia của công chức, viên chức, người lao động và học viên Cơ sở. Việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đặc biệt là thực hiện “Ngày pháp luật” luôn được chú trọng đầu tư một cách nghiêm túc, cụ thể; đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, thu hút đông đảo sự tham gia của toàn thể công chức, viên chức, người lao động và học viên; cung cấp cho công chức, viên chức, người lao động, học viên và thân nhân gia đình học viên các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản của Thành phố, của Sở, các kiến thức, các nội dung phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu tìm hiểu các văn bản pháp luật trong việc thực hiện nhiêm vụ của công chức, viên chức, người lao động; các thông tin về áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP, Nghị định số 136/2016/NĐ-CP cho học viên, thân nhân gia đình học viên. Đồng thời cũng đã nâng cao nhận thức, cung cấp kịp thời cho công chức, viên chức, người lao động các văn bản Pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, giúp công chức, viên chức, người lao động ở Cơ sở thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Giúp học viên và thân nhân gia đình học viên nắm được các thủ tục pháp lý liên quan đến bản thân, an tâm tư tưởng, phối hợp tốt với Cơ sở trong quá trình học tập.

Cơ sở luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến những pháp luật có liên quan đến đời sống cho học viên và tình hình công tác cho công chức, viên chức, người lao động, nhờ đó giúp cho công chức, viên chức, người lao động, học viên nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, an tâm tư tưởng và thực hiện tốt những quy định của Pháp luật cũng như quy định của đơn vị, góp phần đưa Hiến pháp và Pháp luật vào thực tế cuộc sống.

2.5.2. Điểm yếu

Một là, nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng trong quản lí quá trình giáo dục pháp luật còn có mặt hạn chế.

Hai là, năng lực tổ chức quản lí giáo dục, duy trì kỷ luật ở Cơ sở chưa thường xuyên vững chắc.

Ba là, phương pháp, phương tiện quản lí giáo dục pháp luật của Cơ sở có mặt chưa phù hợp.

hạn chế.

2.5.3. Thời cơ

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các ban ngành Thành phố Hồ Chí Minh và Đảng uỷ Sở, Cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội Phú Văn đã tạo ra được những thời cơ trong thực hiện giáo dục pháp luật cho học viên tại đơn vị.

* Về mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên

Nhằm phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến học viên Cơ sở nắm vững và thực hiện tốt những quy định của Pháp luật.

Nâng cao nhận thức của mọi đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lí nhà nước. Quán triệt đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế ở Cơ sở, thực hiện phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”

Tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật mới được ban hành trong năm 2017, 2018 để học viên Cơ sở kịp thời cập nhật, triển khai, áp dụng thực hiện theo quy định;

Việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải thực hiện cụ thể, đa dạng về nội dung và hình thức, thực hiện nghiêm túc nhằm thu hút đông đảo sự tham gia của học viên Cơ sở.

Ngoài ra cho các em học viên nắm được kiến thức về pháp luật để hạn chế các vấn đề liên quan đến vi phạp pháp luật.

*Về chương trình, nội dung giáo dục pháp luật cho học viên

Tập trung triển khai, phát thanh tuyên truyền và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương, Thành phố có liên quan đến lĩnh vực của ngành; các chế độ, chính sách liên quan đến học viên, thân nhân gia đình học viên như: Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính liên quan đến công tác cai nghiện ma túy; Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Thông tư 14/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định số:108/2007/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài

chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 về việc phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 3961/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 – 2020; Đề án “Trợ giúp người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 2014 – 2020 trên địa bàn Thành phố” theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 và Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 3961/QĐ-UBND ban hành kế hoạch triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2015 – 2020; Luật phòng chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Nghị định số: 108/2007/NĐ-CP

Tiếp tục thực hiện “Ngày pháp luật” tại Cơ sở. Ngoài ra, nhân kỷ niệm các ngày lễ trong năm hoặc định kỳ theo chủ đề hàng tháng Cơ sở tổ chức các hội thi, các hoạt động văn nghệ, các buổi nói chuyện chuyên đề để tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động, học viên và người sau cai nghiện nắm, hiểu và thực hiện các quy định của Pháp luật đối với hoạt động chính trị của đơn vị.

*Về phương pháp giáo dục pháp luật cho học viên

Cơ sở cũng đã kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho toàn thể học viên đang học tập tại Cơ sở về các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật và chế tài xử lý đối với hành vi chống người thi hành công vụ. Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Thực hiện nghiêm túc các chương trình phổ biến pháp luật cho học viên, các giáo dục viên là người trực tiếp giảng dạy truyền đạt kiến thức cho học viên trong các buổi học tại Cơ sở. Học viên được nghe giảng, thảo luận, sắm vai, tham khảo sách báo, tài liệu…

*Về hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học viên

Cơ sở tuỳ vào đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo từng thời điểm bằng các hình thức cụ thể sau:

Phát động phong trào thi đua, các hội thi tìm hiểu… trong học viên Cơ sở sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; Qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Qua các buổi tư vấn, trợ giúp pháp lý cho học viên, thân nhân gia đình học viên; Qua các buổi nói chuyện chuyên đề cho học viên; Giáo dục viên tư vấn và trả lời trực tiếp cho học viên; Thông qua các buổi giao ban Daytop hàng ngày; Qua hệ thống thông tin, loa truyền thanh nội bộ của Cơ sở, giới thiệu các chuyên đề pháp luật, gương người tốt

việc tốt trong thực thi và chấp hành pháp luật ở Cơ sở.

*Về kết quả giáo dục pháp luật cho học viên

Đã tổ chức tổ chức 45 lớp giáo dục chuyên đề về pháp luật với 1995 lượt học viên tham gia.

Tổ chức được 72 cuộc nói chuyện chuyên đề về pháp luật thu hút 3240 lượt người tham gia (bao gồm học viên, cán bộ nhân viên).

Tổ chức 04 Hội thi tìm hiểu pháp luật kết hợp với việc tổ chức trong những ngày lễ trong năm tại các Khu quản lí học viên thu hút khoảng 5100 lượt học viên tham gia (mỗi Hội thi thu hút 1275 học viên và cán bộ nhân viên tham gia).

Tổ chức tuyên truyền Pháp luật trên hệ thống loa phát thanh tại Cơ sở được 372 buổi với nhiều Luật có liên quan đến người lao động và học viên.

Phổ biến cho 561 lượt thân nhân học viên vào các buổi thăm nuôi về các văn bản pháp luật liên quan đến công tác cai nghiện ma túy.

Bổ sung 60 cuốn sách pháp luật vào thư viện pháp luật để phục vụ nhu cầu đọc sách báo của học viên. Tổ chức cho 210 lượt cán bộ nhân viên mượn sách pháp luật để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề học viên.

Phối hợp tổ chức được 06 lớp tập huấn cơ bản, nâng cao cho cán bộ nhân viên đã thu hút được 234 người tham gia.

Đồng thời tiến hành tổ chức tuyên truyền các Luật có liên quan đến chế độ chính sách cho toàn thể cán bộ công nhân viên, học viên Cơ sở, đã thu hút được 405 người tham gia.

*Về điều kiện cơ sở vật chất và giáo trình, tài liệu giảng dạy

Cơ sở có khu học văn hóa, học nghề và có phòng học chuyên đề cho học viên, bao gồm đầy đủ các trang thiết bị để phục vụ cho công tác giáo dục.

Ngoài ra còn có hội trường để các em học viên được tham gia học tập vui chơi. Tài liệu, giáo dục viên là người cung cấp tài liệu cho học viên tham khảo như sách, báo trí, các tài liệu được phép giảng dạy cho học viên khi cấp trên ban hành xuống.

2.5.4. Thách thức

Một số cán bộ quản lí, giáo dục viên ở Cơ sở nhận thức chưa đầy đủ toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật, chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong tiến hành giáo dục, quản lí, rèn luyện học viên cai nghiện ma túy; có lúc chưa sâu sát đơn vị nên thiếu quan tâm thực hiện các biện pháp trong quản lí, cũng như kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật. Một số cán bộ quản lí nhận thức còn mang tính chủ quan, coi đây là công việc của riêng của bộ phận quản giáo và của giáo dục viên, hoặc trách nhiệm chính là của cán bộ quản lí đứng đầu Cơ sở và đội ngũ giáo dục viên, nên chưa có

biện pháp đồng bộ và kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể. Một số cơ quan chưa đề cao tinh thần trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt cho hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở; quá trình triển khai chưa kịp thời rà soát các loại văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và cập nhật, bổ sung, quản lí chặt chẽ các văn bản pháp luật mới phù hợp với yêu cầu sử dụng của Cơ sở cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội. Do vậy đã ảnh hưởng tới quá trình quản lí giáo dục pháp luật cho học viên của Cơ sở.

Những năm qua, các cơ quan, đơn vị đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục và quản lí giáo dục pháp luật cho các đối tượng trong Cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế một số bộ phận quản lí tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật chưa chặt chẽ do kiến thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên chưa toàn diện, năng lực giáo dục chính trị tư tưởng, kỷ luật còn có mặt hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo trong nắm bắt, phát hiện những vấn đề nảy sinh trong chấp hành pháp luật, kỷ luật ở Cơ sở dẫn tới “Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, xây dựng đạo đức lối sống, giáo dục phổ biến pháp luật còn hạn chế, mới chỉ tập trung nêu gương, phản ánh xuôi chiều, chưa mạnh dạn chỉ rõ khuyết điểm, đấu tranh ngăn chặn kịp thời".

Một số đơn vị có thời điểm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giáo dục kỷ luật, pháp luật cho học viên ở Cơ sở có lúc chưa thường xuyên, chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở có lúc chưa toàn diện.

Sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên có lúc còn lúng túng, cứng nhắc, chưa thực sự, linh hoạt trong sinh hoạt học tập, ít cập nhật thông tin, liên hệ vận dụng vào thực tiễn ở Cơ sở. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa việc lên lớp chính khóa của giáo dục viên với việc tổ chức hoạt động thực tiễn cho học viên như giải đáp xử lý các tình huống pháp luật, tự học thông qua sách báo. Tổ chức thực hiện "Ngày pháp luật" ở một số hình thức và phương pháp chưa phong phú, về cơ bản tổ chức học tập, quán triệt văn bản pháp luật và giới thiệu các nội dung pháp luật mới có liên quan đến nhiệm vụ của Cơ sở. Quá trình tổ chức giáo dục pháp luật, một số bộ phận chưa cụ thể hóa nội dung, chỉ tiêu các phong trào thi đua, Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với tổ chức nâng cao nhận thức, rèn luyện chấp hành pháp luật của học viên cai nghiện ma túy.

Qua quan sát, trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên ở Cơ sở cho thấy trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật là những cán bộ quản lí, đồng thời là báo cáo viên, giáo dục viên kiêm nhiệm, do đó trình độ kiến thức pháp luật chưa sâu sắc, kinh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)