7. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy –
- bảo trợ xã hội
1.3.1. Đặc điểm học viên các cơ sở cai nghiện ma túy - bảo trợ xã hội
Người nghiện ma túy là người đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào ma tuý, dưới tác dụng của ma tuý toàn bộ các moocphin nội sinh cho cơ thể con người bình thường đã bị tiêu diệt và thay thế bằng moocphin ngoại sinh (là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp) khi được đưa vào cơ thể con người nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó.
Học viên các cơ sở cai nghiện ma tuý – Bảo trợ xã hội là đối tượng nghiện ma túy ở ngoài xã hội và được tập trung vào cơ sở theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, đa số học viên đều có trình độ văn hóa thấp, nhận thức hạn chế, nhiều học viên có tiền án tiền sự, quen lối sống buông thả, lười lao động.
Như vậy, học viên ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội là những đối tượng nghiện ma tuý có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc hoặc tự nguyện, hoàn cảnh sống rất đa dạng. Điều đó đặt ra cho công tác giáo dục, rèn luyện phải có những nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức thích hợp cho từng loại đối tượng học viên. Học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh là những người nghiện có giới tính là nam, độ tuổi từ 18 đến 65, bị xử phạt hành chính có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc của các cấp có thẩm quyền. Tại đây học viên được học tập và rèn luyện theo chương trình qui định, trong đó tập trung vào giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa, dạy nghề và rèn luyện, phát triển nhân cách theo chuẩn mực giá trị của xã hội. Việc giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thành công của việc cai nghiện ma tuý và giúp học viên tái hoà nhập cộng đồng được thành công hơn.
Giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở cai nghiện ma tuý - bảo trợ xã hội là cách thức phối hợp hoạt động giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục trong Cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng niềm tin, hình thành thói quen, hành vi pháp luật cho học viên theo mục tiêu giáo dục đã xác định.
Chủ thể giáo dục pháp luật là người tốt nghiệp tại các Trường Đại học ngành khoa học xã hội, đặc biệt là ngành xã hội học; tham gia các lớp tập huấn giáo dục, chương trình điều trị cai tự nghiện do Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên các cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội bảo trợ xã hội
giáo dục đạo đức, nhân cách, pháp luật, có nhận thức đúng về quan niệm, tư tưởng và định hướng trong cuộc sống. Hướng dẫn cho học viên về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và xã hội. Nhất là việc hình thành nhân cách, thói quen, hành vi, nếp sống có văn hóa phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Chủ thể giáo dục pháp luật cho học viên phải nắm chắc các điều Luật phòng chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Luật buôn bán người, Luật phòng chống HIV/AIDS, Luật Dân sự, Luật hình sự, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình… để giúp cho học viên, thân nhân học viên hiểu rõ và thực hiện đúng Pháp luật.
Giáo dục pháp luật cho học viên thực chất giúp học viên rèn luyện hình thành được thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày như đúng giờ giấc, trang phục lịch sự, ăn nói lễ phép và có văn hóa, nhã nhặn, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.. Những đức tính tốt đó sẽ là hành trang để khi rời cơ sở học viên trưởng thành, tự tin và vững vàng hơn khi tái hòa nhập cộng đồng.
Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về rèn luyện nhân cách và lối sống có văn hóa; bảo vệ, rèn luyện bản thân; kỹ năng phòng chống tái nghiện, kỹ năng làm việc nhóm và kiến thức pháp luật. Qua đó giúp học viên rèn luyện hành vi, lối sống; biết quý trọng những giá trị cuộc sống để chấp hành tốt nội quy, quy chế tại cơ sở và phòng, chống tái nghiện sau khi được tái hòa nhập cộng đồng;
Giáo viên cần xác định chính xác, rõ ràng mục tiêu hoạt động GDPL qua việc xác định mục tiêu từng hoạt động chính xác, rõ ràng. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thông báo mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật và mục tiêu từng hoạt động cụ thể đến tất cả học viên, các hoạt động trong quá trình giáo dục cần bám sát mục tiêu bài học. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác Giáo dục chuyên đề cho học viên tại cơ sở; đồng thời không ngừng tăng cường xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, nếp sống văn hóa, đoàn kết gắn bó trong học viên và người sau cai nghiện với chất lượng và kết quả cao nhất;
Việc thực hiện tốt mục tiêu hoạt động giáo dục pháp luật giúp nâng cao công tác giáo dục phục hồi hành vi nhân cách nhằm xây dựng cho học viên và người sau cai nghiện có cuộc sống hòa thuận, thân thiện, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện. Ngay từ đầu năm học cơ sở phải xây dựng kế hoạch chi tiết trong quản lí mục tiêu giáo dục pháp luật cho học viên để triển khai, phân bố chương trình hợp lí. Sau từng hoạt động cũng như sau chuỗi hoạt động giáo dục pháp luật GV và HV cần đánh giá mức độ thực đạt được mục tiêu và có sự điều chỉnh cấp thiết.