Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, phát

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 94 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, phát

phát huy tính tích cực, chủ động của học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật phát huy tính tích cực, chủ động của học viên là biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, không chỉ là truyền đạt những kiến thức pháp luật một cách “khô cứng” và trừu tượng mà những kiến thức đó phải gắn liền với thực tiễn đa dạng, sinh động của cuộc sống xã hội giúp cho việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên sau cai nghiện. Vì vậy, phải nâng cao chất lượng quản lí, trong đó chủ thể quản lí cần phát huy vai trò trách nhiệm, sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”

3.2.3.2. Nội dung biện pháp a, Những việc cần làm

Đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí, làm cho quá trình giáo dục pháp luật đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học viên, gây sự hấp dẫn, thu hút học viên tham gia tích cực, tự giác và tạo điều kiện cho mọi người phát huy năng lực bản thân, nâng cao nhận thức, tự quản sáng tạo và phát triển những phẩm chất, hành vi thói quen chấp hành pháp luật. Vì vậy, chủ thể quản lí cần vận dụng sáng tạo, linh hoạt những nội dung, hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện của đơn vị và đặc điểm đối tượng làm cho quá trình quản lí giáo dục pháp luật có chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Hình thức quản lí giáo dục pháp luật cho học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm quản lí thông qua hoạt động dạy và học; quản lí hoạt động giáo dục pháp luật trên truyền thanh nội bộ; tổ chức thực hiện duy trì kỷ luật; quản lí khai thác, sử dụng có hiệu quả tủ sách pháp luật; thông qua hoạt động thực tiễn, ngoại khóa để tổ chức giáo dục pháp luật. Phương pháp quản lí giáo dục pháp luật gồm kết hợp các phương pháp hành chính quân sự, phương pháp giáo dục - tâm lý, phương pháp kích thích là một yêu cầu đối với các chủ thể quản lí, nhất là ở các đơn vị quản lí học viên cai nghiện; trong đó, cần phát huy tối ưu hiệu quả của phương pháp giáo dục - tâm lý để việc giáo dục nhận thức, tình cảm học viên; ngoài ra còn kết hợp các phương pháp: phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể đơn vị, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên và cán bộ quản lí học viên; phương pháp kiểm tra, rút kinh nghiệm trong quản lí.

b, Quy trình thực hiện

Để sử dụng đa dạng các hình thức, phương pháp quản lí giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh, cần tiến hành theo quy trình sau:

Một là, chỉ đạo quản lí giáo dục pháp luật cho học viên thông qua hoạt động dạy học ở Cơ sở

Giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dục tổng thể, là nền tảng cơ bản để góp phần giáo dục nhân cách. Nâng cao nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật, kỷ luật cho học viên có nhiều con đường, nhưng con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất là thông qua các hoạt động dạy học.

Vì vậy, đối với Cơ sở cần nâng cao chất lượng các nguồn lực trong dạy học và giáo dục; tăng cường công tác chỉ đạo, đầu tư biên soạn giáo trình, các tài liệu giáo dục pháp luật chuyên đề, các tài liệu tham khảo, kịp thời cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quốc phòng để học viên có nhiều tài liệu học tập, tham khảo.

Đối với các cơ quan, phòng giáo dục cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức, kiểm tra hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo dục viên và báo cáo viên pháp luật thông qua bình giảng, hội thao, thông qua đề cương giáo dục. Phát huy vai trò, trách nhiệm đội ngũ giáo dục viên, phối hợp với đội ngũ cán bộ quản lí làm tốt công tác giảng dạy, định hướng cho học viên tự học, duy trì ôn luyện; kiểm tra, đánh giá kết quả đúng thực chất; đồng thời, có chính sách quan tâm và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên học tập nâng cao trình độ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Quá trình dạy học, giáo dục, các chủ thể quản lí cần định hướng cho giáo dục viên thông qua hoạt động giảng dạy để lồng ghép kiến thức pháp luật, các văn bản quy phạm mới bổ sung vào bài giảng; chú trọng trang bị kiến thức pháp luật, kỷ luật phù hợp với từng bài học và minh họa những vấn đề xảy ra trong đời sống có ý nghĩa pháp lý dưới những thuật ngữ, nguyên tắc để góp phần nâng cao hiệu quả truyền đạt kiến thức pháp luật, chế độ quy định của Cơ sở.

Các cơ quan, phòng giáo dục cần tổ chức xây dựng, hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật cho người cai nghiện ma túy chính khóa phù hợp, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản từ thấp lên cao. Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật trong Cơ sở theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực của học viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo dục viên. Quá trình đó, phải coi trọng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung giáo dục pháp luật đã được quy định trong chương trình chính khóa ở Cơ sở. Khắc phục lối truyền thụ một chiều, nặng về truyền thụ lý thuyết giới thiệu các văn bản luật, ít chú ý tới chức năng tổ chức, điều khiển nhận thức của học viên.

Hai là, quản lí nội dung hoạt động giáo dục pháp luật của các phương tiện thông tin

Các phương tiện thông tin có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, chuyển tải nhiều nội dung, mang tính trực quan, sinh động thu hút đông đảo mọi người. Việc quản lí và sử dụng các phương tiện thông tin phụ thuộc rất lớn vào tinh thần trách nhiệm, năng động sáng tạo và kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm đài truyền thanh, báo pháp luật, pa nô, áp phích,... trong đó chủ thể quản lí cần chú trọng quản lí khai thác hệ thống truyền thanh Cơ sở. Các cơ quan chức năng cần quản lí khai thác, sử dụng một cách hợp lý, sáng tạo ưu thế của từng loại. Quá trình tổ chức giáo dục pháp luật cho học viên cai nghiện ma túy

trên các phương tiện thông tin, các đơn vị cần phân công cán bộ phụ trách để lựa chọn nội dung tuyên truyền, định hướng đơn vị; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để các phương tiện tuyên truyền đạt hiệu quả cao. Kịp thời biểu dương và đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật ở đơn vị để mọi người học tập, đấu tranh những hiện tượng vi phạm.

Ba là, quản lí giáo dục pháp luật thông qua các thiết chế giáo dục

Tổ chức quản lí hoạt động “Ngày pháp luật” ở Cơ sở đạt chất lượng, mang tính giáo dục cao góp phần nâng cao kiến thức pháp luật cho học viên. Để thực hiện ngày pháp luật, đội ngũ cán bộ quản lí cần quan tâm giáo dục nâng cao nhận thức ý nghĩa ngày pháp luật cho học viên; chuẩn bị tốt nội dung, tổ chức học tập quán triệt văn bản luật cơ bản; giới thiệu về các nội dung pháp luật mới, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ của Cơ sở. Trong buổi sinh hoạt, đội ngũ cán bộ có thể kết hợp đa dạng các hình thức phong phú tạo không khí sôi nổi như: tổ chức tọa đàm, trao đổi, thảo luận các nội dung pháp luật; động viên đơn vị nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật trên phương tiện thông tin. Quá trình sinh hoạt ngày pháp luật, đội ngũ cán bộ quản lí cần có nội dung đánh giá thực hiện pháp luật, kỷ luật, quy định của Cơ sở; kịp thời biểu dương ý thức chủ động học tập tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành của cán bộ, học viên trong Cơ sở.

Bốn là: quản lí khai thác, sử dụng có hiệu quả tủ sách, ngăn sách pháp luật

Đây là công cụ, phương tiện hiệu quả trong quá trình giáo dục pháp luật ở đơn vị. Đội ngũ cán bộ quản lí các cơ quan chức năng cần quan tâm chỉ đạo xây dựng hoạt động tủ sách, ngăn sách pháp luật và bảo đảm các tài liệu, sách báo cho tủ sách, ngăn sách pháp luật. Căn cứ vào danh mục công bố văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, đội ngũ cán bộ cần rà soát, bổ sung sách pháp luật mới, chú trọng bổ sung sách hỏi - đáp pháp luật liên quan đến phòng, chống ma túy, các bộ luật liên quan nhiều trong sinh hoạt, công tác của học viên cai nghiện ma túy. Quan tâm chỉ đạo bố trí tủ sách và sắp xếp một cách khoa học các loại sách, báo, ấn phẩm pháp luật ở vị trí thuận lợi cho việc tra cứu, tìm đọc và nghiên cứu, không tạo tâm lý e ngại, thiếu thoải mái với học viên. Kết hợp chặt chẽ hoạt động tủ sách pháp luật với tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật ở Cơ sở. Kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có kết quả cao, thành tích tốt trong nghiên cứu và chấp hành pháp luật.

Năm là, quản lí giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa

Quản lí hoạt động thực tiễn trong thực hiện pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Cơ sở của người học viên ở Cơ sở Cai nghiện ma tuý - Bảo trợ xã hội Phú Văn, thành phố Hồ Chí Minh là một biện pháp quan trọng để củng cố tri thức, tình cảm và niềm tin pháp

luật, biến quá trình giáo dục của Cơ sở thành tự giáo dục, rèn luyện của mỗi học viên, xây dựng thói quen sống và làm việc theo pháp luật.

Tổ chức quản lí giáo dục pháp luật thông qua hoạt động thực tiễn cho học viên được thể hiện trên các lĩnh vực như tổ chức được quán triệt và thực hiện nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật, chế độ quy định của Cơ sở; tham gia tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện pháp luật Nhà nước và các nghĩa vụ công dân; tham gia vào quá trình đóng góp xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao nhận thức. Hoạt động thực tiễn ở đây có nghĩa là người học viên được tham gia các hành vi hợp pháp theo chức trách, cương vị của mình; được làm những cái gì, pháp luật Nhà nước không cấm.

Các chủ thể quản lí cần lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt các phong trào thi đua cao điểm, đột kích nhằm khắc phục mặt yếu, khâu yếu về chấp hành pháp luật của học viên như: phong trào "tháng, tuần tự giác, tự quản, tự rèn". Gắn quá trình giáo dục pháp luật cho học viên với các phong trào: “Thanh niên với rèn luyện kỷ luật”,Thanh niên xung kích trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm”, đặc biệt là Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở Cơ sở.

Quản lí giáo dục pháp luật thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa, các chủ thể quản lí cần căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ đơn vị để tổ chức tốt các hoạt động như: sân khấu hóa việc chấp hành pháp luật, sinh hoạt tọa đàm, diễn đàn, đọc sách pháp luật, thi tìm hiểu về pháp luật ở đơn vị và địa phương, tham gia câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật, kết hợp tổ chức giao lưu với địa phương nơi đóng quân góp phần xây dựng môi trường văn hóa pháp luật. Quá trình tổ chức cần theo dõi nhận thức và sự chuyển biến của học viên để kịp thời định hướng, rút kinh nghiệm thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật ở Cơ sở.

c, Nhân sự thực hiện

Ban Giám đốc cơ sở với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục viên tổ chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện; động viên khuyến khích học viên theo dõi, tìm hiểu kiến thức pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời tham gia câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật của Cơ sở. Bên cạnh đó, các chủ thể quản lí cần hướng dẫn, giúp đỡ học viên xây dựng kế hoạch tự học tập, rèn luyện; tổ chức thành lập các tổ, đôi bạn học tập, rèn luyện giúp đỡ nhau thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Cơ sở và các chế độ quy định. Ngoài ra, phải tạo điều kiện cho học viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động trải nghiệm hàng ngày, thi tìm hiểu pháp luật để tăng cường đưa ra các tình huống chấp hành pháp luật, kỷ luật mà thực tiễn đặt ra, qua đó một mặt phát huy tính tích cực, tự giác của học viên, mặt khác thử thách, kiểm nghiệm, phát hiện những thiếu sót của học viên, nhất là những học viên cá biệt.

phải luôn chú ý lấy giáo dục thuyết phục làm chính; đồng thời biết chia sẻ với học viên về những băn khoăn, vướng mắc, nêu rõ quan điểm, biện pháp và gợi ý, hướng dẫn học viên hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật, kỷ luật của Cơ sở. Phát huy tinh thần tự quản, kết hợp giữa quản lí hành chính quân sự với quản lí chất lượng học tập, rèn luyện, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ và chấp hành pháp luật, kỷ luật của từng học viên là mục tiêu chính.

Mặt khác, tạo điều kiện cho học viên tìm hiểu, học tập các tấm gương tiêu biểu về tự quản lí chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Cơ sở; gắn chặt xây dựng động cơ học tập, rèn luyện với tính tự giác chấp hành quy định, chế độ của Cơ sở, giúp học viên nắm được cách thức quản lí có hiệu quả. Chủ thể quản lí cần định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình tự quản lí cho học viên để định hướng, khích lệ học tập.

Mỗi học viên cai nghiện trong Cơ sở cần phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục pháp luật cho học viên những lợi ích và tác dụng của giáo dục pháp luật, nắm chắc nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp trên, luôn ý thức rõ trách nhiệm về tự quản lí giáo dục pháp luật của chính mình. Bên cạnh đó, cần chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm theo kế hoạch cụ thể của cá nhân mình, biết gắn kiến thức pháp luật với thực tiễn sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, từng học viên cần chủ động, tích cực tự học tập, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau, phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mọi người trong quản lí giáo dục pháp luật. Quá trình thực hiện còn có những vướng mắc phải chủ động dựa vào tổ chức và tập thể, trao đổi với cán bộ, giáo dục viên, để nâng cao hiểu biết và chấp hành tốt pháp luật.

d, Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp, Ban Giám đốc, lãnh đạo Cơ sở cần làm tốt công tác

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục pháp luật cho học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy – bảo trợ xã hội phú văn thành phố hồ chí minh 1 (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)