Hoạt động GDKNS cho HS là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhà trường, nhằm hình thành và phát triển cho HS các KN, năng lực cá nhân để các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp đặc điểm phát triển lứa tuổi, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách HS.
1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trƣờng tiểu học
1.3.1. Những đặc trưng tâm sinh lý học sinh tiểu học
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 tuổi đến 11 tuổi. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là chiếm lĩnh các tri thức khoa học. Qua việc chiếm lĩnh những tri thức khoa học, trẻ hình thành KN làm việc trí óc. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ tiếp tục tham gia các hoạt động ở lứa tuổi mầm non (giai đoạn 0 đến 6 tuổi) như các hoạt động quan hệ giao lưu với cha mẹ và người lớn, trẻ bắt đầu mở rộng quan hệ với bạn bè, và học các quan hệ chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày, nhưng những hoạt động này ch nối tiếp các hoạt động mà trẻ đã hình thành từ trước khi đi học, không phải là hoạt động hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời của trẻ. Hoạt động chủ đạo trong giai đoạn này là tri thức khoa học, có tri thức khoa học, có KN làm việc trí óc, trẻ sẽ có cơ sở nền tảng để phát triển các KNS. [13]
tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, điều kiện sống, hoạt động v.v… của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn; điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt: Những yếu điểm của hoàn cảnh kiềm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ ch bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của XH. Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn. Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên nhi đồng có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung, quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh thiếu niên.
Đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học nổi bật ở những nét sau: + Khả năng nhận thức phát triển nhanh chóng nhờ hoạt động học tập
+ Đời sống cảm xúc, tình cảm chiếm ưu thế hơn và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động, nhận thức của trẻ.
+ Tính hồn nhiên, vui tươi hướng về những cảm xúc tích cực.
+ Hay bắt chước những người gần gũi, có uy tín với trẻ (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)
+ Hành vi ý chí chưa cao, bản tính hiếu động, khó kiềm chế, kém tự chủ nên dễ phạm lỗi, nhất là đối với các yêu cầu có tính nghiêm ngặt, đòi hỏi sự tập trung cao độ, gây căng thẳng.
Nhân cách của HS tiểu học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: gia đình, nhà trường, XH. Trong đó, những ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô rất quan trọng và sau đó là ảnh hưởng từ bạn bè và phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phim ảnh.[13]
1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Mục tiêu quan trọng là trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối
quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần về nhân cách, đạo đức.
Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ch rõ: “Hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong quy định này được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống”.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là làm cho quá trình giáo dục kỹ năng sống vận hành một cách đồng bộ, thống nhất, đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bao gồm các nội dung: hình thành được nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của giáo dục kỹ năng sống trong xã hội hiện nay. Giúp mọi người có thái độ đúng đắn và điều ch nh hành vi của bản thân, biết ứng phó với sự thay đổi trước những tình huống căng thẳng trong quá trình giao tiếp. Đồng thời giáo dục nhân cách cho học sinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Tùy theo độ tuổi, mức độ yêu cầu nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH có thể bao gồm:
- Kỹ năng tự nhận thức (hay còn gọi là Nhận thức về bản thân): là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có
khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản thân giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng
như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. - Kỹ năng xác định giá trị: là kỹ năng giúp trẻ tự nhận thức rõ giá trị, vị trí của
chính bản thân mình trong cuộc sống, ngoài ra giúp trẻ xác định được rõ những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân từ đó nhận ra được những khả năng tiềm ẩn của trẻ trong những lĩnh vực khác nhau như: khoa học, văn hóa, nghệ thuật…Đồng thời, trẻ biết học cách sống tích cực hơn tránh xa thói sống tiêu cực, biết rõ đâu là điểm dừng tốt nhất cho bản thân, và đặc biệt biết tự đặt ra những mục tiêu thiết thực phấn đấu cho tương lai sau này.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin: là việc bản thân có khả năng tin tưởng vào khả năng của chính mình; tin tưởng vào việc có thể thực hiện tốt một việc nào đó. Sự tự tin được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố. Thông thường tự tin gắn liền với khả năng phán đoán, suy xét đánh giá, nhận định vấn đề. Người tự tin là người dám nghĩ dám làm, dám tự mình đưa ra quyết định, và dám chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Sự tự tin đồng nghĩa là việc tin tưởng vào bản thân một cách mù quáng. Những kẻ thiếu kiến thức, thiếu năng lực tư duy và hành động thiếu suy nghĩ người ta gọi đó là sự tự ảo tưởng.
- Kỹ năng giao tiếp: là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật về cách ứng xử, đối đáp được đúc kết qua những kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực: là quá trình tập trung, chú ý để hiểu được ngữ nghĩa mà ta nghe thấy. Trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe đóng vai trò như một chất xúc tác. Từ đó, giúp chúng ta có thể kết nối, gần gũi nhau hơn, dành được nhiều thiện cảm hơn của mọi người.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của học. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.
- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một phần không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Không có bất kỳ mối quan hệ nào được gây dựng, phát triển mà không có mâu thuẫn xảy ra. Do đó điều quan trọng là kỹ năng xử lý hiệu quả khi mẫu thuẫn khi chúng xảy đến. Nếu mâu thuẫn không được xử lý tốt, có thể gây tổn hại đến mối quan hệ. Mâu thuẫn có thể dẫn đến sự xa cách, tranh cãi, hay cắt đứt mối quan hệ. Nhưng ngược lại nếu được xử lý tốt, đó sẽ là cơ hội để cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa các bên do đó phải cần có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kỹ năng hợp tác: là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết để dẫn đến thành công. Giống như những gì ông cha ngày xưa vẫn nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, muốn đạt được mục tiêu cần phải có sự
hỗ trợ, giúp sức của đồng đội. Tuy nhiên việc cùng nhau hợp tác không phải là điều đơn giản vì “chín người mười ý”. Do đó, trẻ cần học cách để kiềm chế cái tôi của mình, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ với các bạn để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: là kỹ năng tìm ra những phương án, hướng giải quyết thích hợp hay đột phá cách tạo nên những điều đặc biệt trong cuộc sống, công việc hay học tập.
1.3.4. Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH gồm nhiều phương pháp, chủ yếu lồng ghép trong quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm, đóng vai...
1.3.4.1. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gồm:
- Phương pháp trò chơi: là phương pháp tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu về vấn đề, biểu hiện thái độ, hành vi, hay thực hiện một việc làm, hành động.
- Phương pháp nhóm: là phương pháp tổ chức cho mọi người cùng tham gia một hoạt động, trao đổi, nghiên cứu hoặc cùng làm một vấn đề nào đó theo nhóm để cùng chia sẻ kiến thức, ý kiến, kinh nghiệm của bản thân.
- Phương pháp đóng vai: là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp động não: là phương pháp giúp người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều suy nghĩ, ý tưởng, nhiều giả định hoặc nhiều sáng tạo về một vấn đề nào đó.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: là phương pháp nghiên cứu một tình huống nào đó, thường là một câu chuyên được viết nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một loạt vấn đề hay một vấn đề nào đó.
1.3.4.2. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THlà lồng ghép vào chương trình học tập và rèn luyện chính khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và ở địa phương, tổ chức các hoạt động đoàn đội, trải nghiệm thông qua các hoạt động thực tế ở gia đình, hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô... Có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay được áp dụng là:
- Dạy thành một môn học riêng hoặc trải nghiệm. - Lồng ghép, tích hợp vào các môn học.
- Lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục của nhà trường (tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ…)
Việc dạy thành một môn học riêng hoặc trải nghiệm mới được áp dụng ở một số trường có điều kiện, trường lớn và mở lớp dạy kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng được học, vì thế hiệu quả đem lại chưa cao.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay thông qua hình thức lồng ghép, tích hợp vào các môn học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo bước đầu cũng đạt hiệu quả đáng kể.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm là một trong những hình thức giáo dục kỹ năng sống hiện nay vì các hoạt động này có đủ không gian, thời gian cũng như nội dung để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho các em.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trƣờng tiểu học
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Xác định các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên các căn cứ chắn chắn, sát thực tế để làm cơ sở cho quá trình thực hiện.
Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xác định các nhiệm vụ chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện tài liệu, nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc đó, cũng như tiến độ thời gian hoàn thành công việc.
Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời xác định các cơ sở vật chất cần thiết cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trang bị máy vi tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, Zalo...
Dự trù kinh phí, các chi phí, cơ sở vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm thực hiện cũng như đối với tập thể, cá nhân học sinh.
Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra, đánh giá hoạt động, các quy chế, quy định cần thiết để đảm bảo kế hoạch thưc hiện khả thi và hiệu quả.
1.4.2. Tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học trường Tiểu học
Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Làm cho mỗi tập thể, cá nhân thấy được việc giáo dục kỹ năng sống cho