Tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33)

trường Tiểu học

Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Làm cho mỗi tập thể, cá nhân thấy được việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không ch góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà lâu dài hơn chính là phát triển phẩm chất, năng lực người học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục của địa phương. Nhận thức đúng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tuân thủ các quy định chung của ngành giáo dục và vận dụng phù hợp với điều kiện của các xã, thị trấn. Sáng tạo, linh hoạt trong việc phối hợp, lồng ghép, tích hợp việc nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh với các phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục, của địa phương: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dân chủ - K cương - Tình thương -Trách nhiệm”; “Xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp, an toàn”; “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”,…

Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức, ch đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành giáo dục, các cơ quan chức năng và phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường; phát huy năng lực quản lý, quản trị của Ban giám hiệu, chức năng, nhiệm vụ của các tập thể và cá nhân ở trường tiểu học. Đảm bảo việc phân công, phân nhiệm, phối hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tránh chồng chéo trong tổ chức, ch đạo thực hiện. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội, gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức, tôn giáo trên địa bàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các nội dung dung, phương pháp giáo dục để lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Thứ ba, đảm bảo các điều kiện thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các trường tiểu học cần huy động, phân khai, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, tài chính và các điều kiện khác để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo cần thiết, hợp lý, khả thi, theo đúng quy định và phù hợp với địa bàn của mỗi trường tiểu học. Cần có các biện pháp linh hoạt, cụ thể, hiệu quả để huy động các nguồn

lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong xã hội, trong cộng đồng, trong gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân, các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, các mạnh thường quân,… trên địa bàn xã, huyện, t nh, theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa, sử dụng các phương tiện kỹ thuật - truyền thông trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số và nhiệm vụ xây dựng nhà trường thông minh, hệ thống giáo dục thông minh. Xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện, vui chơi; xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tăng cường, bổ sung cho thư viện các loại sách, tài liệu phục vụ giáo dục kỹ năng sống, cách thức xử lý các tình huống trong thực tiễn;…

Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện xã hội hóa, nâng cao chất lượng việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Các trường tiểu học là đầu mối, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện việc phối hợp, liên kết, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng giáo dục khác về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Kịp thời xử lý tốt các hiện tượng lệch chuẩn về kỹ năng sống của học sinh; tránh định kiến, xúc phạm tâm lý, nhân cách của học sinh tiểu học. Hướng dẫn, tham mưu, tư vấn cho các cụm dân cư, dòng họ, gia đình học sinh xây dựng môi trường sống lành mạnh, gia đình văn hóa, công dân kiểu mẫu, đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ,… là cơ sở, nền tảng để tạo động lực và điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo đúng mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, nội dung, phương pháp, quy trình theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, ngăn chặn những biểu hiện sai trái, tiêu cực. Các trường tiểu học cần xây dựng kế hoạch, đề xuất tiêu chuẩn, quy trình, hình thức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Thực hiện những yêu cầu mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD-ĐT. Xây dựng hệ thống tiêu chí và đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; huy động nguồn nhân lực có chất lượng; công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng trong việc tổng hợp, đánh giá, kết luận, công bố kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Trong chu trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, người quản lý phải vừa tổ chức thực hiện kế hoạch, vừa phải đảm bảo quá trình đó đi đúng hướng để đạt mục tiêu đã định. Đó là nhiệm vụ của việc ch đạo thực hiện kế hoạch. Giám sát quá trình thực hiện của các lực lượng, bộ phận và của người lập kế hoạch. Phải đảm bảo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh luôn thực hiện đúng kế hoạch đã định, đúng hướng các mục tiêu đã định trước.

Hướng dẫn các lực lượng, bộ phận của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tìm cách thức giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Nhận và phản hồi kịp thời các thông tin để từng bước đánh giá hiệu quả nội dung của kế hoạch để điều ch nh hợp lý. Đưa các vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào nội dung đánh giá, rút kinh nghiệm trong tiết dạy dự giớ, tiết thao giảng.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoặc các chuyên đề có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các nội dung này giao cho các tổ chuyên môn thực hiện ít nhất 2 lần trong một học kỳ hướng vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm học.

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học cho học sinh Tiểu học

Dự giờ các tiết dạy giáo dục kỹ năng sống để kiểm tra năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Đặc biệt là dự giờ giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các hoạt động giáo dục trong nhà trường. đồng thời đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, sổ chủ nhiệm để đánh giá nề nếp hoạt động của giáo viên, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn cũng như năng lực sư phạm. Kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa theo sự phân công của Lãnh đạo nhà trường. Kiểm tra cụ thể việc

thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Từ đó đối chiếu với những quy định, yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên đạt hay chưa đạt, thực hiện tốt hay chưa tốt nhiệm vụ được giao. Dựa trên cơ sở kiểm tra, người quản lý đánh giá và điều ch nh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp.

Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH gồm các nội dung sau:

Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua kết quả rèn luyện và hạnh kiểm của học sinh. Đảm bảo nguyên tắc xác thực, công bằng, minh bạch và độ tin cậy cao.

Tóm lại, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì đòi hỏi người quản lý phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Từ đó, phát hiện những mặt tốt, tích cự để động viên, khuyến khích. Đồng thời cũng kịp thời phát hiện những sai sót, tiêu cực để có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn, điều ch nh để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quan trong của hoạt động quản lý, giúp người quản lý kịp thời phân tích, tìm ra nguyên nhân hạn chế để có biện pháp khắc phục, đổi mới trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

1.4.5. Phối hợp với các lực lượng xã hội trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học năng sống cho học sinh Tiểu học

Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội rất quan trọng là xây dựng được Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh biết và hiểu về giáo dục, về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để hỗ trợ nhà trường, động viên thầy và trò.

Việc đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc làm hết sức cần thiết. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể và thiết thực, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ động trong sự phối hợp này để học sinh được học tập, giáo dục và rèn luyện trở thành một người công dân có đức, có tài.

Hiệu trưởng cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội để có sự quản lý phù hợp, linh hoạt vì quá trình

hình thành, phát triển nhân cách, đạo đức, hành vi của học sinh luôn bị các yếu tố khách quan và chủ quan bên ngoài tác động. Vì vậy, để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả thì cần phải có một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, có môi trường văn hóa thuận lợi từ nhà trường, gia đình, xã hội. Nhà trường cần phối hợp tốt với các lực lượng xã hội nhằm tạo mối quan hệ mật thiết để thống nhất quan điểm, mục tiêu, hình thức, nội dung, biện pháp giáo dục. Từ đó, xây dựng và phát động phong trào học tập, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có hiệu quả, Hiệu trưởng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, cần hiểu rõ mục tiêu, nguyên tắc, hình thức, nội dung và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời cần xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Do đó, người Hiệu trưởng phải là người đi tiên phong, gương mẫu về mọi mặt để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, có tác động lớn đến đội ngũ giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trường. Mặt khác, để hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao thì Hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trƣờng Tiểu học

1.5.1. Tác động từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

Nghị quyết số 29/NQ-T (Hội nghị Trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế đã ch rõ: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Nghị quyết 29 cũng ch rõ mục tiêu cụ thể đối với giáo dục chuyên nghiệp đó là “Tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình

độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/07/2014 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW (Hội nghị Trung ương 8 khóa XI) nhằm xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã ch rõ: “Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và hướng nghiệp học sinh phổ thông”. Các chủ trương trên đã đặt ra yêu cầu phải giáo dục HS để đáp ứng tình hình bối cảnh mới; trong đó có GD KNS cho HS tiểu học.

1.5.2. Tác động từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường; uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; về đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, con người trở nên chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy, tích cực trong các mặt hoạt động, luôn hướng

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)