Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 31)

Tùy theo độ tuổi, mức độ yêu cầu nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH có thể bao gồm:

- Kỹ năng tự nhận thức (hay còn gọi là Nhận thức về bản thân): là khả năng nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có

khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Kỹ năng biết tự nhận thức giá trị bản thân giúp trẻ hiểu rõ bản thân mình: Đặc điểm, tính cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối quan hệ xã hội cũng

như những điểm tích cực và hạn chế của bản thân. - Kỹ năng xác định giá trị: là kỹ năng giúp trẻ tự nhận thức rõ giá trị, vị trí của

chính bản thân mình trong cuộc sống, ngoài ra giúp trẻ xác định được rõ những ưu điểm, khuyết điểm của bản thân từ đó nhận ra được những khả năng tiềm ẩn của trẻ trong những lĩnh vực khác nhau như: khoa học, văn hóa, nghệ thuật…Đồng thời, trẻ biết học cách sống tích cực hơn tránh xa thói sống tiêu cực, biết rõ đâu là điểm dừng tốt nhất cho bản thân, và đặc biệt biết tự đặt ra những mục tiêu thiết thực phấn đấu cho tương lai sau này.

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin: là việc bản thân có khả năng tin tưởng vào khả năng của chính mình; tin tưởng vào việc có thể thực hiện tốt một việc nào đó. Sự tự tin được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố. Thông thường tự tin gắn liền với khả năng phán đoán, suy xét đánh giá, nhận định vấn đề. Người tự tin là người dám nghĩ dám làm, dám tự mình đưa ra quyết định, và dám chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Sự tự tin đồng nghĩa là việc tin tưởng vào bản thân một cách mù quáng. Những kẻ thiếu kiến thức, thiếu năng lực tư duy và hành động thiếu suy nghĩ người ta gọi đó là sự tự ảo tưởng.

- Kỹ năng giao tiếp: là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật về cách ứng xử, đối đáp được đúc kết qua những kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực: là quá trình tập trung, chú ý để hiểu được ngữ nghĩa mà ta nghe thấy. Trong giao tiếp kỹ năng lắng nghe đóng vai trò như một chất xúc tác. Từ đó, giúp chúng ta có thể kết nối, gần gũi nhau hơn, dành được nhiều thiện cảm hơn của mọi người.

- Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của học. Kỹ năng này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xử với người khác; cải thiện các mối quan hệ giao tiếp xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông cũng khuyến khích thái độ quan tâm và hành vi thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.

- Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là một phần không thể tránh khỏi trong các mối quan hệ. Không có bất kỳ mối quan hệ nào được gây dựng, phát triển mà không có mâu thuẫn xảy ra. Do đó điều quan trọng là kỹ năng xử lý hiệu quả khi mẫu thuẫn khi chúng xảy đến. Nếu mâu thuẫn không được xử lý tốt, có thể gây tổn hại đến mối quan hệ. Mâu thuẫn có thể dẫn đến sự xa cách, tranh cãi, hay cắt đứt mối quan hệ. Nhưng ngược lại nếu được xử lý tốt, đó sẽ là cơ hội để cải thiện và tăng cường mối quan hệ giữa các bên do đó phải cần có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

- Kỹ năng hợp tác: là một trong những kỹ năng hết sức cần thiết để dẫn đến thành công. Giống như những gì ông cha ngày xưa vẫn nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, muốn đạt được mục tiêu cần phải có sự

hỗ trợ, giúp sức của đồng đội. Tuy nhiên việc cùng nhau hợp tác không phải là điều đơn giản vì “chín người mười ý”. Do đó, trẻ cần học cách để kiềm chế cái tôi của mình, lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn và hợp tác chặt chẽ với các bạn để đạt được hiệu quả cao nhất.

- Kỹ năng tư duy sáng tạo: là kỹ năng tìm ra những phương án, hướng giải quyết thích hợp hay đột phá cách tạo nên những điều đặc biệt trong cuộc sống, công việc hay học tập.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)