trong nhà trường về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
* Mục tiêu biện pháp
Nhận thức là một vấn đề có vai trò quyết định cho việc định hướng hành động. Nhận thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành nên mọi suy nghĩ và niềm tin để thúc đẩy chúng ta hành động. “Một khi nhận thức được thấm nhuần thì bản thân nó trở thành một sức mạnh vật chất”. Thành công trong công tác giáo dục chính là làm cho các lực lượng tham gia nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục toàn diện học sinh, thể hiện qua việc làm cho mọi lực lượng tham gia hiểu rõ ý nghĩa, lợi ích của hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Vì vậy, với biện pháp Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương là biện pháp rất quan trọng nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ thể quản lý nhà trường là cơ sở và điều kiện tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục KNS cho học sinh các trường TH. Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Nội dung biện pháp
Bảo đảm quán triệt, phổ biến đầy đủ, kịp thời đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh về chủ trương của Bộ Giáo dục – Đào tạo về triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng KNS cho người học trong các nhà trường hiện nay và tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của mọi tổ chức, mọi lực lượng về tính cấp thiết, tầm quan trọng của GDKNS cho học sinh TH.
Trên cơ sở đạt tới các mục tiêu trên, tạo được sự đồng thuận trong các tổ chức các lực lượng, thúc đẩy họ tích cực tham gia vào các hoạt động GDKNS cho học sinh TH.
Tổ chức tốt việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương thì người được giáo dục mới tự nguyện chấp nhận những yêu cầu của nhà giáo dục để từng bước lĩnh hội tri thức, rèn luyện KN, trang bị dần những thao tác ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức của cuộc sống.
công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình như: Kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên quyết, kỹ năng biết đương đầu với cảm xúc,… là một nhiệm vụ cần thiết cũng như việc giáo dục cho học sinh kỹ năng nhận biết và sống với người khác; kỹ năng ra quyết định trong công việc, trong cuộc sống cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng.
Do đó, người Hiệu trưởng nên thường xuyên nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục bằng cách :
- Tổ chức cho giáo viên nghe nói chuyện, tìm hiểu về sự cần thiết của công tác GDKNS.
- Tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục được tập huấn về công tác này. - Mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng sống, kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh TH,…
Công tác giáo dục KNS là một công tác còn rất mới trong nhà trường TH. Do vậy, người Hiệu trưởng cần phải có biện pháp đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục KNS cho học sinh giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường. Phải xác định rõ trong tập thể sư phạm công tác giáo dục KNS là một công tác của nhà trường, của các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, tinh thần phối hợp nhịp nhàng tạo hiệu quả giáo dục cao. Cụ thể, người Hiệu trưởng nên :
- Mở hội thảo để giáo viên toạ đàm về tầm quan trọng của công tác giáo dục KNS cho học sinh TH.
- Nhân rộng những nhân tố tích cực trong việc giáo dục, rèn KNS cho học sinh.
- Tăng cường các biện pháp kích thích về tinh thần (thi đua, khen thưởng) để các lực lượng tích cực tìm hiểu và có những hoạt động nhằm giáo dục, rèn KNS cho học sinh.
- Xây dựng môi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm tạo được một khối đoàn kết, nhất trí cao trong việc giáo dục học sinh.
Làm tốt công tác tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương các nhà trường cần :
- Triển khai các văn bản ch đạo về giáo dục KNS của ngành đến với đội ngũ thầy trò và các lực lượng giáo dục.
sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục.
- Tìm hiểu và thống kê những giáo viên chưa có máy vi tính, chưa được phổ cập tin học để có kế hoạch giúp đỡ, bồi dưỡng.
- Trang bị những tạp chí, sách báo liên quan đến công tác giáo dục KNS,...
3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương