Nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong giáo dục và quản lý

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 60)

lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các tiểu họcThành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát thực trạng, tác giả đã phân tích tìm ra một số nguyên nhân cho những ưu điểm và những hạn chế về vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên trong hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động KNS cho học sinh các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương như sau:

* Nguyên nhân của những ưu điểm

- Do những định hướng đúng đắn về KNS và GDKNS của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương đã giúp hoạt động quản lý GDKNS trở thành một trong những nội dung quan trọng trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường Tiểu học.

- Do sự ch đạo, hướng dẫn kịp thời, cùng với sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi từ cán bộ quản lý, Ban Giám hiệu đến hoạt động GDKNS cho học sinh. Nhờ đó hoạt động KNS và GDKNS tại các trường TH trở nên phổ biến và sôi nổi hơn, chất lượng quản lý và GDKNS được cải thiện đáng kể.

- Do có sự hỗ trợ nhiệt tình và hợp tác chặt chẽ của phụ huynh học sinh. Với nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của KNS và GDKNS đối với sự phát triển toàn diện của con em mình, phần lớn phụ huynh đã ủng hộ và hợp tác với Nhà trường và giáo viên trong hoạt động GDKNS.

* Nguyên nhân của những mặt hạn chế

- Chương trình giáo dục hiện nay quá tải, quá nặng, chiếm nhiều thời gian học tập, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức các hoạt động giáo dục khác để trang bị kiến thức KNS và đạo đức cho học sinh.

- Vì thời gian dành cho hoạt động GDKNS không nhiều, nên giáo viên có sự chủ động lồng ghép KNS vào các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, tiết học trên lớp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp ... Tuy nhiên Bộ Giáo dục vẫn chưa có quy chuẩn nào cho việc lồng ghép, nhất là lồng ghép vào từng bộ môn, hoặc lồng ghép với các hoạt động, phong trào Đoàn, Đội nên giáo viên rất lúng túng trong quản lý và GDKNS.

- Hiện nay, việc dạy KNS cho học sinh gần như chưa có bộ giáo trình chính thống từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý GDKNS và dạy KNS cho học sinh nhưng cán bộ quản lý và giáo viên lại thiếu nguồn kiến thức, thậm chí là mù mờ về khái niệm KNS và GDKNS. Phần nhiều vẫn do cán bộ quản lý và giáo viên tự mày mò, tìm hiểu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Do vậy, việc quản lý GDKNS và dạy KNS cho học sinh còn khá hời hợt, nhiều khi chiếu lệ ở tại một số trường.

- Tổ chức Đoàn, Đội cũng chưa được trang bị đầy đủ để có thể đưa KNS vào hoạt động của Đoàn, Đội một cách có hiệu quả.

2.5. Các nhân tố tác động ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trƣờng Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng

Bảng 2.10. Các nhân tố tác động ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một ( N=120)

STT Yếu tố tác động ảnh hƣởng Mức độ đánh giá % Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng 1

Tác động ảnh hưởng từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

GV 70 25 5 0

CBQL 10 10 0 0

2

Tác động từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một GV 65 28 7 0 CBQL 12 8 0 0 3

Tác động từ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một GV 58 17 25 0 CBQL 5 5 5 5 4 Tác động từ đặc điểm của các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

GV 77 7 7 9

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.8 các yếu tố tác động ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một cho thấy cả 4 yếu tố đều được CBQL và GV đều cho ý kiến là có ảnh hưởng.

2.5.1. Tác động ảnh hưởng từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học dục đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy:

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát bảng 2.10 Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ đánh giá % Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng

Tác động ảnh hưởng từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

GV 70 25 5 0

CBQL 10 10 0 0

Đánh giá trên là rất phù hợp, bởi Nghị quyết số 29/NQ-T (Hội nghị Trung ương 8 khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế đã ch rõ: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.” Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/07/2014 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW (Hội nghị Trung ương 8 khóa XI) nhằm xác định nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của ngành Giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó chủ trương quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương cũng

được triển khai.

2.5.2. Tác động từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.11 cho thấy:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát bảng 2.11 Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ đánh giá % Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng

Tác động từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

GV 65 28 7 0

CBQL 12 8 0 0

Hiện nay, đất nước ta đang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bên cạnh những thuận lợi cũng nảy sinh không ít những khó khăn. Dù muốn hay không thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng tác động đến mỗi học sinh ở những mức độ khác nhau. Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực; trên thực tế đã có không ít những tệ nạn xã hội…dẫn tới có thể vi phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và chuẩn mực của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nhân tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

2.5.3. Tác động từ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát bảng 2.12 Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ đánh giá % Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng

Tác động từ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

GV 58 17 25 0

CBQL 5 5 5 5

Đánh giá trên là rất phù hợp, bởi các lực lượng giáo dục phải biết phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những hạn chế trong sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi này để lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thích hợp, phát huy được tính tích cực chủ động của các em trong hoạt động giáo dục theo định hướng của mục tiêu giáo dục kỹ năng sống. Do đó từ yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một là nhân tố tác động ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương.

2.5.4. Tác động từ đặc điểm của các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Một đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.13 cho thấy:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát bảng 2.13 Yếu tố ảnh hƣởng Mức độ đánh giá % Rất ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Không ảnh hƣởng

Tác động từ đặc điểm của các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một đối với quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học TP Thủ Dầu Một

GV 77 7 7 9

Đánh giá trên là rất phù hợp, bởi vì sự phát triển nhanh mạnh, với quy mô lớn về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương đã tạo ra những khác biệt trong phát triển giáo dục giữa các vùng miền. Tuy nhiên nhiều trường TH xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Hơn nữa, các trường ch đưa ra các nội quy, lấy nội quy soi vào học sinh và nặng về mệnh lệnh là nhân tố tác động ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương, tác giả đã rút ra những kết luận sau:

Việc quản lý giáo dục và dạy KNS cho học sinh các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương được đa số lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình, xã hội đánh giá là rất cần thiết cho sự rèn luyện và hình thành nhân cách cho học sinh.

Trong các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương đã xác định GDKNS cho HS có vị trí, vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, cán bộ quản lý của nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng kế hoạch, tổ chức, ch đạo, kiểm tra hoạt động giáo dục KNS cho học sinh. Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh... tác giả đề xuất các biện pháp nhằm phát huy, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương được trình bày ở chương 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT,

TỈNH BÌNH DƢƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu chính là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Xác định được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tổ chức tìm ra được phương pháp, cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương trược tiên phải đảm bảo tính mục tiêu. Các hoạt động quản lý trong nhà trường nói chung, GDKNS cho HS nói riêng đều hướng tới mục tiêu làm cho nhà trường ngày càng phát triển bền vững, đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường TH, phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, mục tiêu và tiêu chuẩn của lý luận, lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương cần phải đảm bảo tính thực tiễn. Ch khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải căn cứ vào thực tiễn hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở các trường TH. Đồng thời, các biện pháp quản lý phải phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, học sinh, cha mẹ học sinh, đặc điểm văn hoá kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành…

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường TH Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương khi chọn biện pháp nào thì trong quá trình thực hiện đều có kết quả nhất định. Tuy nhiên kết quả đó có phù hợp với công

sức, các nguồn lực và thời gian bỏ ra hay không, có tính bền vững hay không thì đó chính là đang nói đến khía cạnh hiệu quả của biện pháp. Vấn đề này các chủ thể quản lý cần quan tâm.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp khi áp dụng phải được xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, điều kiện cơ sở vật chất, tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể nhà trường. Các biện pháp quản lý phải được thể hiện, cụ thể hoá mục tiêu đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước và nhà trường.

Phải có tính khả thi khi đề xuất các biện pháp quản lý đề xuất phải sát với thực tế giáo dục của nhà trường, các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao và thực hiện có hiệu quả.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Là nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp mới,kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)