Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH gồm nhiều phương pháp, chủ yếu lồng ghép trong quá trình dạy học, các hoạt động ngoại khóa, tham quan, trải nghiệm, đóng vai...
1.3.4.1. Các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh gồm:
- Phương pháp trò chơi: là phương pháp tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu về vấn đề, biểu hiện thái độ, hành vi, hay thực hiện một việc làm, hành động.
- Phương pháp nhóm: là phương pháp tổ chức cho mọi người cùng tham gia một hoạt động, trao đổi, nghiên cứu hoặc cùng làm một vấn đề nào đó theo nhóm để cùng chia sẻ kiến thức, ý kiến, kinh nghiệm của bản thân.
- Phương pháp đóng vai: là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Phương pháp động não: là phương pháp giúp người học trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều suy nghĩ, ý tưởng, nhiều giả định hoặc nhiều sáng tạo về một vấn đề nào đó.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: là phương pháp nghiên cứu một tình huống nào đó, thường là một câu chuyên được viết nhằm tạo ra một tình huống thật để minh chứng một loạt vấn đề hay một vấn đề nào đó.
1.3.4.2. Hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THlà lồng ghép vào chương trình học tập và rèn luyện chính khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và ở địa phương, tổ chức các hoạt động đoàn đội, trải nghiệm thông qua các hoạt động thực tế ở gia đình, hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô... Có nhiều hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay được áp dụng là:
- Dạy thành một môn học riêng hoặc trải nghiệm. - Lồng ghép, tích hợp vào các môn học.
- Lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục của nhà trường (tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ…)
Việc dạy thành một môn học riêng hoặc trải nghiệm mới được áp dụng ở một số trường có điều kiện, trường lớn và mở lớp dạy kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng được học, vì thế hiệu quả đem lại chưa cao.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường hiện nay thông qua hình thức lồng ghép, tích hợp vào các môn học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo bước đầu cũng đạt hiệu quả đáng kể.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động Đội, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ nhiệm là một trong những hình thức giáo dục kỹ năng sống hiện nay vì các hoạt động này có đủ không gian, thời gian cũng như nội dung để thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho các em.
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trƣờng tiểu học
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Xác định các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống. Đảm bảo kế hoạch được xây dựng dựa trên các căn cứ chắn chắn, sát thực tế để làm cơ sở cho quá trình thực hiện.
Xác định các nội dung nhiệm vụ cần thực hiện để làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xác định các nhiệm vụ chính xác đối tượng tham gia thực hiện, công việc cần thực hiện, các điều kiện về cơ sở vật chất, các điều kiện tài liệu, nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc đó, cũng như tiến độ thời gian hoàn thành công việc.
Xác định thực trạng nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường về nội dung đang thực hiện, cách thức thực hiện, cơ sở lý luận, kiến thức của đội ngũ giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đồng thời xác định các cơ sở vật chất cần thiết cho việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trang bị máy vi tính, máy chiếu, kết nối mạng Internet, Zalo...
Dự trù kinh phí, các chi phí, cơ sở vật chất phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đối với nhà trường, các cá nhân, tập thể chịu trách nhiệm thực hiện cũng như đối với tập thể, cá nhân học sinh.
Thiết lập hệ thống chuẩn để kiểm tra, đánh giá hoạt động, các quy chế, quy định cần thiết để đảm bảo kế hoạch thưc hiện khả thi và hiệu quả.
1.4.2. Tổ chức các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học trường Tiểu học
Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên và các lực lượng giáo dục khác về sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Làm cho mỗi tập thể, cá nhân thấy được việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không ch góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mà lâu dài hơn chính là phát triển phẩm chất, năng lực người học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa - giáo dục của địa phương. Nhận thức đúng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, tuân thủ các quy định chung của ngành giáo dục và vận dụng phù hợp với điều kiện của các xã, thị trấn. Sáng tạo, linh hoạt trong việc phối hợp, lồng ghép, tích hợp việc nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh với các phong trào, các cuộc vận động của ngành giáo dục, của địa phương: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dân chủ - K cương - Tình thương -Trách nhiệm”; “Xây dựng nhà trường xanh sạch đẹp, an toàn”; “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”,…
Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức, ch đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của ngành giáo dục, các cơ quan chức năng và phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi trường; phát huy năng lực quản lý, quản trị của Ban giám hiệu, chức năng, nhiệm vụ của các tập thể và cá nhân ở trường tiểu học. Đảm bảo việc phân công, phân nhiệm, phối hợp hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tránh chồng chéo trong tổ chức, ch đạo thực hiện. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội, gia đình học sinh, các tổ chức đoàn thể, tổ chức, tôn giáo trên địa bàn để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các nội dung dung, phương pháp giáo dục để lồng ghép, tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Thứ ba, đảm bảo các điều kiện thực hiện có chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các trường tiểu học cần huy động, phân khai, quản lý các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, tài chính và các điều kiện khác để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo cần thiết, hợp lý, khả thi, theo đúng quy định và phù hợp với địa bàn của mỗi trường tiểu học. Cần có các biện pháp linh hoạt, cụ thể, hiệu quả để huy động các nguồn
lực (nhân lực, tài lực, vật lực) trong xã hội, trong cộng đồng, trong gia đình học sinh, các tổ chức, cá nhân, các công ty, doanh nghiệp, nhà máy, các mạnh thường quân,… trên địa bàn xã, huyện, t nh, theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế cũng như yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa, sử dụng các phương tiện kỹ thuật - truyền thông trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng chuyển đổi số và nhiệm vụ xây dựng nhà trường thông minh, hệ thống giáo dục thông minh. Xây dựng cảnh quan sư phạm, môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn nhằm tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện, vui chơi; xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” để học sinh “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tăng cường, bổ sung cho thư viện các loại sách, tài liệu phục vụ giáo dục kỹ năng sống, cách thức xử lý các tình huống trong thực tiễn;…
Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện xã hội hóa, nâng cao chất lượng việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Các trường tiểu học là đầu mối, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện việc phối hợp, liên kết, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện việc chia sẻ thông tin giữa gia đình học sinh, nhà trường và các lực lượng giáo dục khác về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Kịp thời xử lý tốt các hiện tượng lệch chuẩn về kỹ năng sống của học sinh; tránh định kiến, xúc phạm tâm lý, nhân cách của học sinh tiểu học. Hướng dẫn, tham mưu, tư vấn cho các cụm dân cư, dòng họ, gia đình học sinh xây dựng môi trường sống lành mạnh, gia đình văn hóa, công dân kiểu mẫu, đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ,… là cơ sở, nền tảng để tạo động lực và điều kiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo đúng mục tiêu, nguyên tắc, tiêu chí, nội dung, phương pháp, quy trình theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, ngăn chặn những biểu hiện sai trái, tiêu cực. Các trường tiểu học cần xây dựng kế hoạch, đề xuất tiêu chuẩn, quy trình, hình thức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo đúng quy định của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT và phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.
Thực hiện những yêu cầu mới về đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD-ĐT. Xây dựng hệ thống tiêu chí và đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; huy động nguồn nhân lực có chất lượng; công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng trong việc tổng hợp, đánh giá, kết luận, công bố kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học
Trong chu trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, người quản lý phải vừa tổ chức thực hiện kế hoạch, vừa phải đảm bảo quá trình đó đi đúng hướng để đạt mục tiêu đã định. Đó là nhiệm vụ của việc ch đạo thực hiện kế hoạch. Giám sát quá trình thực hiện của các lực lượng, bộ phận và của người lập kế hoạch. Phải đảm bảo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh luôn thực hiện đúng kế hoạch đã định, đúng hướng các mục tiêu đã định trước.
Hướng dẫn các lực lượng, bộ phận của nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tìm cách thức giải quyết đối với các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Nhận và phản hồi kịp thời các thông tin để từng bước đánh giá hiệu quả nội dung của kế hoạch để điều ch nh hợp lý. Đưa các vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào nội dung đánh giá, rút kinh nghiệm trong tiết dạy dự giớ, tiết thao giảng.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoặc các chuyên đề có tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Các nội dung này giao cho các tổ chuyên môn thực hiện ít nhất 2 lần trong một học kỳ hướng vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm học.
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học cho học sinh Tiểu học
Dự giờ các tiết dạy giáo dục kỹ năng sống để kiểm tra năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên. Đặc biệt là dự giờ giáo viên chủ nhiệm thông qua các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc các hoạt động giáo dục trong nhà trường. đồng thời đánh giá việc thực hiện nội dung chương trình.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, sổ chủ nhiệm để đánh giá nề nếp hoạt động của giáo viên, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn cũng như năng lực sư phạm. Kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa theo sự phân công của Lãnh đạo nhà trường. Kiểm tra cụ thể việc
thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Từ đó đối chiếu với những quy định, yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên đạt hay chưa đạt, thực hiện tốt hay chưa tốt nhiệm vụ được giao. Dựa trên cơ sở kiểm tra, người quản lý đánh giá và điều ch nh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phù hợp.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH gồm các nội dung sau:
Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Xây dựng bộ tiêu chí phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua kết quả rèn luyện và hạnh kiểm của học sinh. Đảm bảo nguyên tắc xác thực, công bằng, minh bạch và độ tin cậy cao.
Tóm lại, để quản lý tốt hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì đòi hỏi người quản lý phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch. Từ đó, phát hiện những mặt tốt, tích cự để động viên, khuyến khích. Đồng thời cũng kịp thời phát hiện những sai sót, tiêu cực để có biện pháp nhắc nhở, uốn nắn, điều ch nh để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá là một trong những biện pháp quan trong của hoạt động quản lý, giúp người quản lý kịp thời phân tích, tìm ra nguyên nhân hạn chế để có biện pháp khắc phục, đổi mới trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.4.5. Phối hợp với các lực lượng xã hội trong các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học năng sống cho học sinh Tiểu học
Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt việc phối hợp các lực lượng gia đình - nhà trường - xã hội rất quan trọng là xây dựng được Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh biết và hiểu về giáo dục, về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, có điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để hỗ trợ nhà trường, động viên thầy và trò.
Việc đẩy mạnh phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc làm hết sức cần thiết. Sự phối hợp này phải thể hiện bằng những việc làm, hành động cụ thể và thiết thực, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ động trong sự phối hợp này để học sinh được học tập, giáo dục và rèn luyện trở thành một người công dân có đức,