Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
* Mục tiêu biện pháp:
Tổ chức xây dựng nội dung chương trình, phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, t nh Bình Dương Nhằm làm phong phú nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS, tạo sự hứng thú cho học viên, đưa việc GDKNS trở thành nhu cầu của mỗi học học sinh TH. Đặc biệt là các chương trình thuộc địa phương
- Nội dung biện pháp:
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện nay là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng, chống các tệ nạn xã hội… đây mới ch là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá.
Kỹ năng tự nhận thức: Xác định được giá trị bản thân, tự tin và tự trọng; Kỹ năng giao tiếp: Phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ và ý
Kỹ năng suy nghĩ, sáng tạo: Nêu vấn đề, bình luận vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích-đối chiếu;
Kỹ năng ra quyết định: Xác định tìm kiếm các lựa chọn, giải quyết vấn đề, ứng phó, thương lượng;
Kỹ năng làm chủ bản thân: Xác định và đạt được mục tiêu của bản thân, quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiểm, kiểm soát cảm xúc.
* Cách thức thực hiện:
Một là; đổi mới chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH theo hướng tiếp cận năng lực
Chương trình hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh đã trở nên lạc hậu. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và tập thể. Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện KNS.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột", là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của gia đình, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Ở Việt Nam, với đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định
thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa GDKNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.
Hai là; đổi mới chương trình, nội dung theo hướng: Kết hợp dạy chữ, dạy nghề, dạy người, đã triển khai từ năm học 2020- 2021. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc GDKNS cho học sinh.
Ba là; tổ chức viết các tài liệu, giáo trình và phổ cập kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh. Để GDKNS cho học sinh cần phải có giáo trình tài liệu sát với yêu KNS của học sinh TH. Hiện nay trên mạng có rất nhiều tài liệu về KNS nhưng đó là những tài liệu chung, không sát với đối tượng học sinh TH. Vì vậy, cần phải tổ chức viết giáo trình tài liệu riêng cho GDKNS ở các trường TH. Yêu cầu viết những tài liệu này là sự cụ thể hóa nội dung giáo dục những KNS cho học sinh. Tài liệu giảng dạy do bộ môn phụ trách môn học biên soạn nhằm trang bị những kiến thức nền tảng của các KNS và cách thức rèn luyện KNS. Các tài liệu tham khảo cung cấp kiến thức chuyên sâu cho từng KNS, những đúc kết kinh nghiệm xử lý tình huống trong cuộc sống của người học. Việc phổ cập kiến thức về KNS cần được thực hiện bằng cả giảng dạy môn học theo chương trình chính khóa và cả tuyên truyền giáo dục bằng các hình thức ngoại khóa đa dạng, sinh động trong quá trình giáo dục ở nhà trường.
Bốn là; xây dựng và quản lý hình thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH: Vận dụng đa dạng các hình thức giáo dục thông qua dạy học tích hợp liên môn, rèn luyện, học tập sinh hoạt, giải trí để đưa học sinh vào các tình huống cuộc sống. Giáo viên nhà trường cần gắn những bài giảng lý luận xã hội với tình huống xã hội có thể xảy ra trong cuộc sống của học sinh TH. Các giáo viên chuyên gắn việc dạy học với thực hành chức trách với tình huống có thể xảy ra trong công việc của học sinh. Cán bộ quản lý, giáo viên cần phải gắn quá trình quản lý cuộc sống, sinh hoạt và học tập với những tình huống xảy ra ở tàu đối với học sinh TH. Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy của giáo viên hướng vào dạy học tích cực, nêu tình huống, bài tập xử lý KNS cho học sinh; tuyên truyền, cổ động bằng các panô, áp phích, giới thiệu thông tin về KNS; tổ chức tham quan, trải nghiệm cho học sinh TH…
Năm là; giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trên thực tế, có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện GDKNS cho học sinh TH. Một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để rèn KNS cho học sinh đó là
giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Như vậy, nhà trường cần phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ này của hoạt động ngoài giờ lên lớp để góp phần rèn luyện KNS cho học sinh. Cần tổ chức tốt một số hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi tốt đẹp.
Sáu là; hoạt động xã hội, trải nghiệm: Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
3.2.4. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục ở trong và ngoài nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
* Mục tiêu biện pháp
Việc ảnh hưởng từ nhân cách và công việc quản lý, giáo dục của thầy cô giáo tác động rất lớn đến các em học sinh TH. Quản lý giáo dục KNS cho học sinh TH đòi hỏi người quản lý và người hướng dẫn phải có nhiều kiến thức về tâm lý phát triển của học sinh TH, phải có tâm huyết, tính kiên nhẫn, có sự lắng nghe tốt, có sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục, có biện pháp, phương pháp quản lý, giáo dục và đặc biệt phải có được sự tin tưởng, yêu thương của các em học sinh.
*Nội dung biện pháp
Các lực lượng sư phạm nhà trường bao gồm: (giáo viên các bộ môn, giáo viên chủ nhiệm), cán bộ đoàn thể trường học, tổ chức đoàn thể địa phương,… và đặc biệt là gồm cả cha mẹ học sinh tại chính trong gia đình các em. Cụ thể như:
- Giáo viên bộ môn: Là những người đã qua trường lớp sư phạm đào tạo để giảng dạy cho học sinh các tri thức khoa học tự nhiên, xã hội được phân thành các bộ môn như ngoại ngữ, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật,...ở tiểu học
- Giáo viên chủ nhiệm lớp: Là các giáo viên bộ môn được phân công thêm các nhiệm vụ: Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong một lớp được giao về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn khác, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ ngh hè, phải ở lại lớp, hoàn ch nh việc ghi
vào sổ điểm và học bạ học sinh;
Tổng phụ trách Đội: Có nhiệm vụ thiết kế các hoạt động của Đội ở nhà trường và phối hợp hoạt động với địa phương nhằm tổ chức cho Đội viên, thiếu niên tham gia nhiều hoạt động phong trào học tập, vui chơi bổ ích. Qua đó xác định mục tiêu, định hướng cho các em đội viên học sinh, giáo dục các em về nhận thức tư tưởng, dìu dắt các em học tập tiến bộ, giúp các em phát triển một cách toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
- Cha mẹ học sinh: Là các bậc sinh ra và nuôi dưỡng các em học sinh; chịu trách nhiệm trong gia đình và trước xã hội (pháp luật) đối với việc chăm lo việc học tập và giáo dục các con mình khi chúng còn độ tuổi vị thành niên để chúng phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, thành công dân có ích cho xã hội.
- Các đoàn thể xã hội: Có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; các đoàn thể xã hội đại diện cho quyền lợi hợp pháp và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; Đối với đơn vị trường học, các tổ chức đoàn thể xã hội như Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên,... thực hiện đúng vai trò chức năng của tổ chức mình đồng thời thông qua các hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường
* Cách thức thực hiện biện pháp
- Chú trọng vai trò của gia đình trong công tác giáo dục KNS cho học sinh TH. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Theo Ma-ca- ren-cô, “Gia đình là nhà trường đầu tiên của đứa trẻ”. Con người được sinh ra từ gia đình và lớn lên từ nơi đó. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử,… Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt; tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. -Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn – Đội trong giáo dục và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH.
Lứa tuổi Đội viên, học sinh TH là lứa tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển rất phức tạp đòi hỏi việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện phải thường xuyên được đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giúp phát hiện năng khiếu của học sinh TH, tạo điều kiện cho học sinh phát triển vừa giúp học sinh vui chơi giải trí vừa phải mang tính giáo dục cao.
- Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các đoàn thể chính trị – xã hội ở địa phương trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh TH.
* Vai trò của Hiệu trưởng trong ch đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong lãnh đạo, ch đạo công tác giáo dục KNS cho học sinh TH có vai trò rất quan trọng. Thể hiện sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh TH, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường đạt được yêu cầu đề ra.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của người Hiệu trưởng trong quản lý giáo dục trong nhà trường. Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện đạt hiệu quả công tác giáo dục KNS cho học sinh, người Hiệu trưởng phải quản lý ch đạo việc thực hiện mục tiêu của giáo dục KNS, đó là : “Chuyển dịch kiến thức, thái độ và giá trị thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng”.
Người Hiệu trưởng ch đạo thực hiện quản lý giáo dục KNS cho học sinh TH cần đảm bảo một số điều kiện như sau :
Một là, Giáo dục học sinh qua thực tiễn sinh động của xã hội: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường phải gắn liền với đời sống thực tiễn của xã hội, của cả nước và địa phương, phải nhạy bén với tình hình chuyển biến của địa phương và của cả nước, đưa những thực tiễn đó vào những giờ lên lớp, vào những hoạt động của nhà trường để giáo dục các em học sinh.
Hai là, Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Hướng dẫn, dìu dắt học sinh trong sinh hoạt tập thể; Giáo dục các phẩm chất, các KN bằng sức mạnh của tập thể; Giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Bởi vì tập thể ở đây có vai trò làm nảy nở, khuyến khích các phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người,… nó phát huy và có tác dụng điều ch nh những động cơ kích thích bên trong góp phần rất lớn vào việc giáo dục KNS cũng như việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Ba là, Giáo dục KNS phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh : Đối với học sinh TH, là lứa học sinh có đặc điểm quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển tâm lý cũng như sinh lý lứa tuổi. Các em dễ vui, dễ buồn, dễ hăng say, dễ chán nản, muốn hiểu biết
nhiều và làm nhiều việc lớn nhưng vì khả năng còn hạn chế nên dễ nảy sinh mâu thuẫn giữa ước mơ và năng lực. Do đó, công tác giáo dục KNS cần phải chú ý những đặc điểm đó đồng thời chú ý đến cá tính, giới tính của các em để có hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động cũng như có phương pháp giáo dục thích hợp.
3.2.5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương