Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, kinh tế - xã hội phát triển, chính trị ổn định, quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường; uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; về đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Trong bối cảnh đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, con người trở nên chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy, tích cực trong các mặt hoạt động, luôn hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Về phương diện văn hóa, giáo dục, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta đã ch rõ, trong phát triển giáo dục và đào tạo cần phải: “Đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội” [13, tr.216].
Do đó giáo dục ngày nay không ch là tích tụ tri thức mà còn thức t nh tiềm năng sáng tạo to lớn trong mỗi con người. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng cho học sinh là một quá trình dài lâu, xuyên suốt trong quá trình giáo dục. Nó đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Muốn đưa nước ta trở nên giàu mạnh, văn minh thì trước tiên phải xây dựng được những lớp người có đủ đức và tài. Những lớp người đó không ai khác chính là thế hệ trẻ hôm nay, những học sinh, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường họ phải được hình thành đầy đủ đức và tài để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay, đất nước ta đang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bên cạnh những thuận lợi cũng nảy sinh không ít những khó khăn. Dù muốn hay không thì mặt trái của kinh tế thị trường cũng tác động đến mỗi học sinh ở những mức độ khác nhau. Mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực; trên thực tế đã có không ít những tệ nạn xã hội…dẫn tới có thể vi phạm những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và chuẩn mực của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.