Tác động từ đặc điểm của các trường

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 42)

Sự phát triển nhanh mạnh, với quy mô lớn về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương đã tạo ra những khác biệt trong phát triển giáo dục giữa các vùng miền.

Thực tế đã chứng minh, đa số các em học sinh TH là di chuyển từ những nơi ở khác đến đây theo gia đình sinh sống và làm việc. Sự đa dạng trong nếp văn hoá, thói quen, phong tục mang theo của các em cũng là một khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho các em. Bên cạnh đó, hầu hết các trường còn chưa có biên chế giáo viên, nhân viên phụ trách mảng giáo dục tâm lý cho học sinh hoặc nếu có thì hoạt động này của giáo viên cũng chưa được khai thác có hiệu quả. Từ đặc điểm đó, cũng cho thấy những vấn đề nổi cộm phức tạp trong giới học sinh mà giáo dục cần kịp thời phải giải quyết. Hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy, bạo lực không phải là chuyện hiếm ở học đường. Nhưng đáng nói là không ít người trong lớp trẻ hôm nay đang coi đó là điều đương nhiên ở tuổi học trò. Về phía nhà trường, chính lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thừa nhận một điều, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường hiện nay gần như còn một khoảng trống. Nhà trường ch chú trọng đến việc trang bị tri thức mà ít chú ý đến việc dạy học sinh về đạo đức làm người. Nhiều giáo viên lên lớp ch lo truyền giảng kiến thức

chuyên môn, không dành thì giờ để uốn nắn, ch nh sửa những sai trái của học sinh. Nhiều trường xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Hơn nữa, các trường ch đưa ra các nội quy, lấy nội quy soi vào học sinh và nặng về mệnh lệnh. Mỗi khi các em phạm lỗi, thầy cô thường dùng hình thức kiểm điểm, phê bình hoặc nặng hơn là phạt, chứ không chú ý hướng cho các em cách tiến đến cái đúng, ch nh sửa cái sai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Mục tiêu giáo dục của nước ta là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đối với học sinh ở các trường TH, mục tiêu của hoạt động giáo dục KNS là điều kiện cho các em tiến hành các hoạt động giao tiếp trong môi trường tập thể, giúp các em có những trải nghiệm làm phong phú thêm nhân cách và có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học trên lớp vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động giáo dục KNS là một bộ phận của quá trình giáo dục ở các trường TH, là sự tiếp nối và đồng thời với hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và học sinh TH nói riêng phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội trong tình hình mới. Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý giáo dục KNS cho học sinh TH, cho thấy vấn đề quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)