8. Cấu trúc của luận văn
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến tại 10/23 trường mầm non công lập của thành phố Cà Mau Phiếu khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lý đã đề xuất được đánh giá ở 4 mức độ: Rất cần thiết (RCT) 4 điểm; Ít cần thiết (ICT) 3 điểm; Cần thiết (CT) 2 điểm; Không cần thiết (KCT) 1 điểm.
Tương tự như vậy, phiếu khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được tính theo 4 mức độ: Rất khả thi (RKT) 4 điểm; Ít khả thi (IKT) 3 điểm; Khả thi (KT) 2 điểm; Không khả thi (KKT) 1 điểm. Kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của 5 biện pháp quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau
STT Các biện pháp quản lý HĐGD KNGT Mức độ cần thiết Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%) ĐTB 1 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
86 65 0 0 3,56
2
Tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
97 54 0 0 3,64
3 3
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
STT Các biện pháp quản lý HĐGD KNGT Mức độ cần thiết Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Ít cần thiết (%) Không cần thiết (%) ĐTB 4 4
Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học.
92 59 0 0 3,60
5 5
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
91 60 0 0 3,60
Trung bình chung 3,60
* Về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất:
Qua kết quả khảo nghiệm tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết thể hiện ở ĐTB = 3,60. Biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất là biện pháp “Tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” với ĐTB = 3,64. Biện pháp được đánh giá ít cần thiết hơn cả là biện pháp “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” ở mức độ với ĐTB = 3,56
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của 5 biện pháp quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau
S TT Các biện pháp quản lý HĐGD KNGT Tính khả thi Rất khả thi (%) Khả thi (%) Ít khả thi (%) Không khả thi (%) ĐTB 1 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
91 60 0 0 3,60
2
Tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
S TT Các biện pháp quản lý HĐGD KNGT Tính khả thi Rất khả thi (%) Khả thi (%) Ít khả thi (%) Không khả thi (%) ĐTB 3 3
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
95 56 0 0 3,62
4 4
Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học.
94 57 0 0 3,62
5 5
Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
90 61 0 0 3,59
Trung bình chung 3,60
* Về tính khả thi của các biện pháp đề xuất:
Nhìn chung tất cả 5 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là rất khả thi thể hiện ở giá trị ĐTB = 3,60. Biện pháp được đánh giá là khả thi nhất là biện pháp “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” và “Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học” với ĐTB = 3,62. Biện pháp được đánh
giá ít khả thi hơn cả là “Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao
tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” ở mức với ĐTB = 3,59.
Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi biểu diễn bằng biểu đồ về tính tương quan về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp như sau:
Biểu đồ 3.1. Tính tương quan của Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Những biện pháp đề xuất là kết quả của quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau và mới chỉ là bước đầu, nên cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trong quá trình triển khai thực hiện.
Kết luận chương 3
Từ thực trạng khảo sát quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau hiện nay, xuất phát từ những mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian qua, tác giả luận văn đã đề xuất các biện pháp: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non; Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học; Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non của nhà quản lý. Các biện pháp được đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần phối hợp thực hiện đồng loạt các biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình áp dụng.Qua kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mautrong bối cảnh
3,52 3,54 3,56 3,58 3,6 3,62 3,64 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Đi ểm tru ng bìn h Tính cần thiết Tính khả thi
hiện nay đã khẳng định: Hệ thống các biện pháp đề xuất trong luận văn là có cơ sở khoa học, có tính thực tiễn và tính khả thi cao. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các biện pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng trường trên địa bàn thành phố Cà Mau. Điều quan trọng hơn cả là sự năng động và tích cực của đội ngũ CBQL và GVMN ở các trường mầm non trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các biện pháp trên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thành phố Cà Mau, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD&ĐT, việc áp dụng triển khai các biện pháp vào thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở địa phương là cần thiết và mang tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp là một nội dung quan trọng trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống của các trường mầm non, góp phần hình thành một số kỹ năng cho trẻ để phát triển toàn diện nhân cách cho các em và trang bị một số kỹ năng cần thiết nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
1.1. Về cơ sở lý luận
Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, xác định rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu đề tài như: kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi; quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi; xác định rõ các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non; mô tả về chức năng của quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non; từ đó thiết lập mối quan hệ giữa các chức năng này với các thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
1.2. Về cơ sở thực tiễn
Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở 10 trường mầm non trên địa bàn TPCM, tỉnh Cà Mau. Cụ thể là: Thiết kế quy trình, xây dựng công cụ và lựa chọn phương pháp để khảo sát thực trạng; xác định cụ thể những vấn đề cần phải giải quyết trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố hiện nay, đồng thời đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp, ban giám hiệu các trường đã có kế hoạch tổ chức một số hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp. Các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp được thực hiện với hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng trường.
Đề tài đã đánh giá khá đầy đủ về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho giáo viên, đặc biệt là quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau thông qua việc thu thập dữ liệu, khảo sát và trưng cầu ý kiến. Kết quả khảo sát cũng đã phân tích, so sánh và lý giải được những vấn đề còn bất cập.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đã đề xuất thực hiện 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau trong bối cảnh hiện nay là:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Biện pháp 2: Tập trung xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học.
Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Kết quả khảo nghiệm cho thấy tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp cho thấy được vai trò trò tích cực của các biện pháp này trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ 5 – 6 tuổi.
1.3. Về biện pháp đề xuất
Các biện pháp đề xuất trên nhằm mục đích quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau và đã được CBQL ở Phòng GD&ĐT và các trường mầm non đánh giá ở mức độ rất cần thiết và rất khả thi. Như vậy các biện pháp đề xuất của chúng tôi vừa mang tính khoa học, vừa được rút ra từ thực trạng quản hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi, nên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho quản lý toàn diện về hoạt động GDMN của các trường trên địa bàn thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau
Ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS nói chung và giáo dục KNGT nói riêng cho các bậc học một cách cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, phương pháp để các cơ sở giáo dục tiến hành các tổ chức tốt các hoạt động GD KNGT.
Chỉ đạo các phòng giáo dục tiến hành tổ chức tập huấn cho GV các trường mầm non để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp trong việc hình thành nhân cách, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1; tập huấn cách thức tổ chức thực hiện, kiến thức, kỹ năng thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Chỉ đạo các phòng giáo dục tăng cường, kiểm tra kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có KNGT của các trường.
Kiểm định chương trình, sách giáo khoa hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho các cấp học nói chung và mầm non nói riêng.
Xuất bản nhiều cuốn sách và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Cải tiến cách đánh giá nhà trường, đánh giá trẻ mầm non để nhà trường có trách nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Tăng cường công tác kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và KNGT nói riêng của các nhà trường
2.2. Đối với phòng giáo dục và đào tạo thành phố Cà Mau
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, GV các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp trong việc hình thành nhân cách cho trẻ mầm non.
Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp. Nghe báo cáo kinh nghiệm của các đơn vị làm tốt. Chú ý nhiều hơn đến những sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động này.
Có chế độ khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt hoạt động GD KNS nói chung và KNGT nói riêng.
2.3. Đối với chính quyền địa phương
Tăng cường sự lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục. Chỉ đạo các xã, phường phối hợp với Phòng GD&ĐT trong công tác QLGD trẻ trên địa bàn, thực hiện tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp và xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ để đảm bảo chất lượng đội ngũ CBQL các trường mầm non đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng giáo viên nhằm trẻ hóa đội ngũ GVMN, thực hiện có hiệu quả trong nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non hiện nay.
2.4. Đối với các trường mầm non
Đầu năm học tổ chức thực hiện biện pháp xây dựng đội ngũ nòng cốt, đội ngũ giáo viên có đủ năng lực, trình độ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về vị trí và tác dụng của HĐGD KNGT trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
Chỉ đạo các lực lượng xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống nói chung và GD KNGT nói riêng, lựa chọn nội dung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở.
Xây dựng nội quy, quy chế cho lực lượng tổ chức và lực lượng tham gia hoạt