Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.5. Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổ

non

Phương pháp GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi là tổ hợp các phương pháp dạy học và giáo dục bao gồm phương pháp dạy học KNGT và phương pháp giáo dục KNGT (theo nghĩa hẹp). Vận dụng các lý luận về phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục nói chung và Chương trình giáo dục mầm non năm 2016 để xác định các phương pháp GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi, có thể sử dụng các nhóm phương pháp sau đây:

- Nhóm phương pháp trực quan: làm mẫu-làm gương - Nhóm phương pháp dùng lời nói

- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ - Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá

- Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Coi trọng việc tổ chức cho trẻ hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, quan sát vật mẫu,…) thông qua đó trẻ sẽ tự lực nắm các tri thức, kỹ năng mới. GV quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể trẻ để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh. Những dự kiến của GV phải được tập trung chủ yếu vào các hoạt động của trẻ và cách tổ chức các hoạt động đó, cùng với khả năng diễn biến các hoạt động của trẻ để khi lên lớp có thể linh hoạt điều chỉnh theo diễn tiến của giờ học, thực hiện giờ học phân hóa theo trình độ và năng lực của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bộc lộ và phát triển tiềm năng của mỗi trẻ.

1.3.5. Điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tuổi ở trường mầm non

Nhân lực: cán bộ quản lý và giáo viên

Nguồn nhân lực luôn là điều kiện quan trọng trong nhà trường. Điều kiện nhân lực tốt sẽ tạo được môi trường tốt cho trẻ phát triển.

Cơ sở vật chất: các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ

Các trang thiết bị trong nhà trường như các phòng học đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho người thực hiện giáo dục KNGT cũng như cho trẻ thực hiện KNGT hiệu quả.

Đồ dùng, phương tiện, thiết bị giáo dục: máy chiếu, vi tính, radio, cát-sét

HĐGD KNGT rất cần các phương tiện đài, cát-sét, tivi nhằm hiện thực hóa nội dung giáo dục KNGT cũng như tăng cường thêm hứng thú cho trẻ khi thực hiện KNGT.

Tài liệu giáo dục KNGT

Tài liệu giúp cho cán bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên nghiên cứu tăng thêm kiến thức nhằm phục vụ hoạt động quản lý giáo dục cũng như giáo dục KNGT cho trẻ.

Đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, sơ đồ, giáo trình để giáo dục KNGT

Đồ dùng trực quan luôn là người bạn đồng hành cùng giáo viên và trẻ, giúp trẻ dễ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức cũng như kỹ năng trong quá trình học tập và tương tác.

Kinh phí cho hoạt động giáo dục KNGT

Để thực hiện hiệu quả HĐGD KNGT thì cần phải có nguồn kinh phí để tăng thêm trang thiết bị cũng như đồ dùng giáo cụ học tập KNGT nhằm đạt được mục tiêu đề ra của bài học.

1.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Một nội dung cơ bản Kiểm tra HĐGD KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm từ việc xác định các tiêu chí thực hiện hoạt động giáo dục KNGT, đánh giá việc thực hiện và điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ HĐGD KNGT đạt mục tiêu đã định. Kiểm tra bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu như sau:

+ Quan sát và xét lại xem tiến trình thực tế của HĐGD KNGT ở các lớp 5 – 6 tuổi có phù hợp với kế hoạch chương trình, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đã được đề ra không.

+ Thu nhập, hệ thống hoá, phân tích, đánh giá các kết quả thực tế của HĐGD KNGT đối với trẻ 5 - 6 tuổi, cũng như tác động đó đối với đội ngũ GV, CBQL và tới toàn bộ hoạt động chung của TMN.

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình người GV thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của HĐGD KNGT, nhận định mức độ phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch giáo dục KNGT cho trẻ một cách phù hợp.

GV có thể tiến hành đánh giá KNGT của trẻ hằng ngày và theo giai đoạn, với mục đích kịp thời điều chỉnh kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ. Về nội dung đánh giá KNGT của trẻ 5 - 6 tuổi dựa vào mức độ đạt được hay chưa đạt của các chỉ số về kỹ năng giao tiếp trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 – 6 tuổi nêu trên. Chu kỳ đánh giá trẻ

được thực hiện hàng tháng, sau mỗi tháng giáo viên sẽ thực hiện đánh giá các KNGT của trẻ, nếu trẻ nào chưa đạt được giáo viên sẽ có biện pháp tác động đến cá nhân từng trẻ trong các khung thời gian và hình thức khác nhau như đánh giá trẻ hằng ngày, theo giai đoạn và cuối độ tuổi với mục đích so sánh kết quả trẻ đạt được về KNGT so với mục tiêu đã đề ra. Từ đó, giáo viên có những tác động phù hợp để giúp trẻ đạt được các KNGT. Về phương pháp đánh giá: sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ như phương pháp quan sát; trò chuyện, giao tiếp với trẻ; sử dụng tình huống; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; trao đổi với cha, mẹ/người chăm sóc trẻ.

Kết quả đánh giá KNGT cần được đánh giá khách quan và mang tính cá thể. Từ kết quả đánh giá này, giáo viên sẽ điều chỉnh kế hoạch giáo dục KNGT cho trẻ một cách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi. Kết quả giáo dục KNGT cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non là sự chuyển biến về nhận thức, hành vi và thói quen hành vi của trẻ 5 - 6 tuổi trong quá trình giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)