8. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi những biện pháp đề xuất phải được được tổng kết từ thực tiễn và đòi hỏi khách quan từ cuộc sống, đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn quản lý từ đó đúc kết thành các biện pháp có tính thực tiễn.
Các biện pháp được đề xuất phải thực sự thiết thực, có tác động mạnh mẽ và tích cực, tạo ra động lực cho giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường mầm non tự giác học tập, tìm hiểu, nghiên cứu để áp dụng các biện pháp này vào thực tế nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động giáo dục KNGT cho trẻ 5-6 tuổi của chính mình.
Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo các biện pháp này sau khi được áp dụng vào thực tế giáo dục tại các trường mầm non phải phát huy được hiệu quả thực sự của nó. Mặc dù, để đạt được hiệu quả thực sự không phải dễ dàng, tuy nhiên tỷ lệ thành công của các biện pháp này là tương đối cao. Nếu có sự quyết tâm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cộng với sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện, đầu tư của các cấp lãnh đạo thì nhất định sẽ thành công tác biện pháp được đề xuất dưới đây sẽ phát huy tính hiệu quả trong công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau.
Các biện pháp phải được cụ thể hóa đường lối phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước, phải phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy phải xác định, định hướng giáo dục theo chiến lược phát triển giáo dục mầm non hiện nay. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp và phải giúp cho các nhà quản lý triển khai có hiệu quả trong thực tiễn quản lý của mình.