Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở

trường mầm non

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện và mức độ ĐƯYC của sử dụng các phương pháp GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non TPCM tỉnh Cà Mau

TT

Nhóm phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp

Mức độ Thứ bậc Mức độ Thứ bậc Thực hiện ĐƯYC TX ĐTB ĐƯ Đủ YC ĐTB (%) (%) 1 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm 64,9 2,64 3 65,5 2,65 3 2 Nhóm phương pháp trực quan - minh họa 78,1 2,78 1 76,8 2,76 1 3 Nhóm phương pháp dùng lời nói 76,1 2,76 2 72,8 2,72 2 4 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ 59,6 2,59 4 56,2 2,56 4 5 Nhóm phương pháp nêu gương

- đánh giá 52,9 2,52 5 49,6 2,49 5

Trung bình chung 66,3 2,65 64,1 2,63

Kết quả từ Bảng 2.9 cho thấy:

Các ý kiến đánh giá của CBQL và GV về việc sử dụng các phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non hiện nay đều ở mức độ thường xuyên với ĐTB chung = 2,65 và TX= 66,3% và kết quả ở mức ĐƯ đủ YC với

ĐTB chung = 2,63; ĐƯ đủ YC = 64,1%. Trong các phương pháp giáo dục nêu trên thì

“phương pháp dùng lời và phương pháp và phương pháp trực quan – minh họa” được

các trường sử dụng TX với ĐTB là 2,78 – 78,1% và ĐƯYC với ĐTB là 2,76 – 76,8% . Vì đây là 2 phương pháp thích hợp với tư duy của trẻ mầm non, tư duy của trẻ là tư duy trực quan – hình ảnh, khi GV thực hiện các hình ảnh, đồ dùng trực quan để minh họa, giáo dục trẻ có thể giúp trẻ hiểu được những việc nào nên làm và không nên làm. Hai phương pháp này có thể thực hiện dễ dàng; nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 – 6 tuổi.

Theo PPV GV04 cho rằng: “Để giúp trẻ hiểu được những gì mình nên làm và

không nên làm thì thường sử dụng phương pháp trực quan - minh họa và dùng lời (trò chuyện, đàm thoại hay nhắc nhở). Đây là 2 phương pháp có thể thực hiện dễ dàng, giúp trẻ hiểu được những việc nào nên làm và không nên làm; nó phù hợp với trẻ vì trẻ em bản tính hiếu động, chóng nhớ chóng quên nếu chỉ dạy hoặc nói qua một lần trẻ chưa thể nhớ được”.

“Phương pháp thực hành, trải nghiệm” cũng được sử dụng TX và ĐƯYC với

ĐTB là 2,64 – 2,65%. Phương pháp này theo chúng tôi, với ưu điểm giúp trẻ có cơ hội được thực hành, bộc lộ những suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Trẻ được họa qua các tình huống thực tế; được thực hành, trải nghiệm thông qua nhiều hình thức khác nhau: thông qua các câu chuyện, thông qua trò chơi... Để có thể sử dụng biện pháp này, GV cần có sự hiểu biết nhất định về cách thức tổ chức, tiến hành cũng như cần có sự chuẩn bị và đầu tư nhất định về giáo cụ, học cụ cho trẻ thực hành, nếu không có sự chuẩn bị, đầu tư thì khó mà có thể tiến hành được. Ngoài ra, GV phải có kiến thức, kinh nghiệm biết lựa chọn những tình huống thực sự có vấn đề, có ý nghĩa với cuộc sống của trẻ, cũng như có hệ thống câu hỏi hướng dẫn, khơi gợi trẻ giải quyết vấn đề sao cho phát huy được hứng thú giao tiếp, làm việc nhóm ở các trẻ. Với số điểm trung bình thấp hơn so với ba phương pháp trên, “phương pháp giáo dục bằng tình cảm – khích lệ; phương pháp nêu gương – đánh giá” vẫn được các CBQL và GV đánh giá ở

mức thường xuyên và đáp ứng đủ yêu cầu khi dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với ĐTB từ 2,52 – 2,59 và tỷ lệ % TX là 52,9 – 59,6% tương ứng với mức độ ĐƯYC có ĐTB là 2,49 – 2,56 và tỷ lệ & ĐƯ đủ YC là 49,6 – 56,2%.

Với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến và phiếu phỏng vấn cho thấy CBQL và GV các trường đã sử dụng khá nhiều các phương pháp để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi. Các phương pháp nêu trên đều được sử dụng với mức độ từ thường xuyên và đáp ứng đủ yêu cầu. Đặc biệt, phương pháp trực quan - minh họa và dùng lời là phương pháp được sử dụng rất tốt. Theo nhận định của chúng tôi, không có phương pháp giáo dục nào là hữu hiệu nhất, vạn năng nhất, tùy vào từng

nội dung, mục đích giáo dục mà ta sẽ vận dụng phương pháp nào hay kết hợp nhóm phương pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng của việc GD KNS nói chung và KNGT nói riêng, trẻ “học thông qua hành” tức là cần có những cơ hội được trải nghiệm, được ứng xử với các hành vi, tình huống thực tế nhờ đó kỹ năng của trẻ sớm được hình thành và khắc sâu hơn. Vì vậy, việc giáo dục KNGT cho trẻ cần lấy những phương pháp giáo dục có thể tạo cho trẻ cơ hội được thực hành, trải nghiệm làm chủ đạo, đồng thời linh hoạt kết hợp với các phương pháp giáo dục khác nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng giáo dục kỹ năng này một cách hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)