8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non tuổi ở trường mầm non
Việc tổ chức kế hoạch là chức năng quan trọng của người hiệu trưởng nhằm thực hiện được các mục tiêu chất lượng trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch tổ chức sát với yêu cầu, với tình hình thực tế của năm học đảm bảo tính ổn định và phát triển nhà trường.
Cho nên mỗi giáo viên phải tự tổ chức cho mình hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
* Mục đích của biện pháp
Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp của hiệu trưởng cần xác định công việc cho các lực lượng giáo dục trong trường; Phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục trong trường; Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng; Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng giáo dục; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV Khối lá; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho GV thực hiện giáo dục KNGT
* Nội dung của biện pháp
Quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ sẽ đánh giá được năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên và kết quả học tập của trẻ. Do vậy đòi hỏi giáo viên cần phải nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ nội dung
của từng môn học, bài giảng, phải cải tiến nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học với phương châm” Lấy trẻ làm trung tâm”.
Hiệu trưởng cần xây dựng được lực lượng giáo viên cốt cán trong nhà trường cho từng tổ khối, nhất là xây dựng cán bộ quản lý tổ chuyên môn thật vững để triển khai công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp.
Công tác tổ chức cần tập trung một số nội dung sau:
- Xác định công việc cho các lực lượng giáo dục trong trường;Phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục trong trường.
Tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng chuyên đề (có báo trước và không báo trước hoặc cho giáo viên đăng ký dự giờ). Thành lập ban kiểm tra để kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên để qua đó đánh giá rút kinh nghiệm bài dạy và phát hiện ra những giáo viên có năng lực tốt, năng lực còn hạn chế để có biện pháp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng từng mặt.
- Tăng cường quản lý hồ sơ, sổ sách chuyên môn của giáo viên.
Đối với hoạt động quản lý, hồ sơ là một phương tiện phản ánh quá trình quản lý có tính khách quan và cụ thể. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phải thực hiện đúng theo yêu cầu các loại hồ sơ sổ sách theo quy định của ngành, ghi chép cập nhật đầy đủ và hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hồ sơ của từng giáo viên, trên cơ sở đó nắm bắt tình hình thực hiện của giáo viên để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện tiếp theo.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng:
Tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân khác đang hoạt động trên địa bàn TPCM nhằm huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi. Khi đã làm tốt công tác xã hội hóa trong quản lý hoạt động GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi; các trường mầm non sẽ có điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục nề nếp, văn minh. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh và các tổ chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây: đưa nội dung, mục tiêu quản lý hoạt động GD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi trong các TMN đen gia đình trẻ và các tổ chức xã hội ở địa phương như: Đảng bộ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Câu lạc bộ Người cao tuổi... Nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi. Phát huy vai trò của nhà trường là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các kiến thức kỹ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ hiện nay.
-Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng giáo dục.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV Khối lá;Bồi dưỡng kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý trẻ 5 – 6 tuổi.;Bồi dưỡng kiến thức về đặc điểm, điều kiện của trường: Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL và GV là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục mẫu giáo, giúp CBQL và GV hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cách tổ chức phải thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt ở từng trường mẫu giáo, đáp ứng được nhu cầu thực tế của CBQL và GV.
Công tác cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi phải khắc phục được tình trạng: giáo viên bước vào tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường rất hứng thú nhưng khi về trường lại không được ứng dụng, được đồng nghiệp chia sẻ và được trao đổi, học hỏi. Tất cả giáo viên và cán bộ quản lý phải coi việc bồi dưỡng, tập huấn là việc chung của cả trường chứ không phải của cá nhân được cử đi không liên quan tới mình, không đặt mình vào bối cảnh chung để ý thức học hỏi. Vì nếu làm như vậy, giáo viên đi tập huấn, bồi dưỡng không có đồng nghiệp đồng hành với những kiến thức, phương pháp mới trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi . Từ đó có thể dẫn tới thói quen giảng dạy quay về với nội dung, hình thức và phương pháp cũ.
Mặt khác, nhất thiết phải khắc phục tình trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5- 6 tuổi mang tính hình thức, mà phải coi đây là việc làm thường xuyên phải thực hiện với những yêu cầu nhất định. Chính vì vậy, từ khâu lựa chọn địa điểm tổ chức bồi dưỡng cũng phải thuận tiện, chu đáo, quan tâm động viên, tạo điều kiện đen giáo viên trong quá trình tham gia.
Tại các lớp bồi dưỡng về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi, mỗi giáo viên phải đặc biệt chú ý các ý kiến từ các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục đã chỉ ra, để có thể ứng dụng tốt nhất. Đồng thời, sau mỗi đợt bồi dưỡng, các trường mẫu giáo có cơ sở, có điều kiện để lập kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng lại thông qua những hoạt động như sinh hoạt chuyên môn, thi giáo viên giỏi, hội giảng, hội thi... Công tác bồi dưỡng có thể thông qua thuyết trình, báo cáo của chuyên gia nhưng cũng có thể tổ chức thông qua các hình thức khác như: trải nghiệm, thực hành trong những buổi học, giờ giảng hàng ngày tại các trường mẫu giáo nhằm tăng tính hấp dẫn.
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và khoa học về giáo dục KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Cử GV tham gia các lớp tập huấn: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ, động viên kịp thời những giáo viên có thành tích tốt, xây dựng quy chế làm việc hợp lý về thời gian, nội dung sinh hoạt mang tính khoa học, trách những hình thức sinh hoạt hành chính đơn thuần gây nhàm chán không đem lại hiệu quả.Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo các chuyên đề ( Giáo dục âm nhạc, chuyên đề làm quen với toán, làm quen với chữ cái....), hội thảo, hội thi cô, hội thi cháu nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên trong chăm sóc giáo dục trẻ.
-Mời Báo cáo viên về trường tập huấn
-Cử GV tham gia các chuyên đề về GD KNGT trong trường, Thành phố. -Trang bị đầy đủ tài liệu về GD KNGT cho GV.
-Lấy ý kiến đề xuất của GV về công tác bồi dưỡng giáo dục KNGT:
Đảm bảo chế độ sinh hoạt tổ, phân công giáo viên giỏi kèm cặp giúp đỡ giáo viên mới vào ngành, giáo viên còn yếu. Tổ chức thảo luận thống nhất nội dung chương trình, mục đích yêu cầu, phương pháp tổ chức hoạt động chung. Hướng dẫn cách soạn bài, quan tâm khích lệ giáo viên có kế hoạch dạy học phần khó có mở rộng, có kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị dạy học nâng cao và sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi, vận dụng phần mềm chương trình Nutrikid hoặc Kidsmart trong chương trình dạy học.
-Hỗ trợ, tạo điều kiện cho GV thực hiện giáo dục KNGT.
Việc tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp hết sức quan trọng, trong quá trình tổ chức thực hiện hiệu trưởng cần hỗ trợ giáo viên về kế hoạch soạn giảng cũng như cung cấp điều kiện cơ sở vật chất.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của năm học, nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của ngành, hiệu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, xác định nhiệm vụ trọng tâm và chỉ tiêu thi đua trong từng học kỳ của năm học, xác định các biện pháp thực hiện, thời gian hoàn cụ thể hóa bằng kế hoạch tháng, tuần, ngày. Qua kế hoạch nhà trường và tổ chuyên môn, yêu cầu giáo viên soạn kế hoạch theo nhóm lớp chung, cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm, phương pháp tổ chức và phương tiện dạy học và vui chơi cho trẻ.
Hiệu trưởng dựa theo sự phân bổ và quy định của Bộ, Sở, Phòng giáo dục theo tuần, tháng, học kỳ có thể điều chỉnh trong phạm vi cho phép để tạo sự thuận lợi cho giáo viên thực hiện kế hoạch theo đặc thù riêng của trường, địa phương.
Hiệu trưởng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để biết được hiệu quả công việc, ngoài ra cần phải tổ chức cho giáo viên kỹ năng quan sát, đánh giá khả năng của trẻ, sử dụng các kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung giáo dục, có kiến thức để xây tự dựng chương trình.
nghiệp là tiền đề đưa nhà trường đi đến sự thành công.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của giáo viên.
* Điều kiện thực hiện biện pháp
Có kế hoạch cụ thể trong việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, triển khai đến CBGV. Cung cấp sách về chương trình GDMN và các tài liệu tham khảo, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, nguồn kinh phí và phương tiện dạy học cho giáo viên.
Xây dựng đội ngũ giáo viên tâm huyết, yêu nghề, có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, có phẩm chất đạo đức, lương tâm nhà giáo, gắn bó với nhà trường và sự nghiệp giáo dục.
Tăng cường tổ chức hội giảng, chuyên đề, hội thi và phát động các phong trào sáng tác truyện, thơ, dân gian, làm đồ dùng trong trường. Có chính sách khuyến khích, động viên vật chất lẫn tinh thần đối với cá nhân và tập thể thực hiện tốt công tác chuyên môn. Có biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho số giáo viên yếu kém.
Bên cạnh đó, nên tranh thủ sự giúp đỡ của Sở giáo dục, phòng GD&ĐT và địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phòng học chất lượng cao, tạo môi trường tốt nhất môi trường học tập cho giáo viên và học sinh.