Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao

giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học.

Việc chỉ đạo triển khai kế hoạch là chức năng quan trọng của người hiệu trưởng nhằm thực hiện được các mục tiêu chất lượng trong nhà trường. Xây dựng kế chỉ đạo sát với yêu cầu, với tình hình thực tế của năm học đảm bảo tính ổn định và phát triển nhà trường. Cho nên hiệu trưởng cần chỉ đạo mỗi giáo viên phải tự xây dựng cho hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học phù hợp với lứa tuổi và sự nhận thức, phát triển của trẻ.

* Mục đích của biện pháp

Chỉ đạo giáo viên biên soạn giáo án giáo dục KNGT thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học nhằm giúp cho các giáo viên mầm non có định hướng đúng đắn về việc biên soạn giáo án dạy KNGT theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay. Từ đó, đây là cơ sở tạo ra sự thống nhất về nội dung, hình thức và phương pháp GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi đối với các lực lượng tham gia hoạt động này.

* Nội dung của biện pháp

Cần tập trung vào các nội dung của giáo dục KNGT như: biết sử dụng lời nói để giao tiếp nói rõ ràng; Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và từ biểu

cảm trong sinh hoạt hàng ngày; Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp; Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân; Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động; Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được; Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất địn; Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện.

GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi là một nội dung bắt buộc trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ nên hoạt động GD KNGT phải được tiến hành cho trẻ thông qua giờ học và có thể lồng ghép bằng nhiều hình thức khác nhau vào các hoạt động GD trong nhà trường. Hình thức lồng ghép bao gồm: lồng ghép vào tiết dạy các lĩnh vực khác; hoạt động vui chơi; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; hoạt động lao động; hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan.

Các phương pháp GD KNGT cho trẻ 5 – 6 tuổi được đề cập trong chương trình giáo dục mầm non bao gồm: các phương pháp dạy học và phương pháp GD được kết hợp chặt chẽ, đan xen lẫn nhau, phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi và điều kiện hiện có trong nhà trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Ở đây, chúng tôi đặc biệt lưu ý ở phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học.

* Cách thức thực hiện biện pháp

BGH tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn dành cho GVMN về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm do các cấp,trường tổ chức.

Việc biên soạn giáo án dạy học KNGT thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học, thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học về KNGT căn cứ vào chuẩn kiến thức , kỹ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình GDMN.

Bước này được đặt ra bởi việc xác định mục tiêu của bài học là một khâu rất quan trọng, đóng vai trò thứ nhất, không thể thiếu của mỗi giáo án. Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầu cần đạt của giờ học; hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạy học. Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, KN nào; phạm vi, mức độ đến đâu; qua đó giáo dục cho trẻ những bài học gì).

Bước 2: Nghiên cứu tìm đọc tài liệu, tra cứu thông tin về dạy KNGT theo quan điểm thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học trên mạng Internet, truy cập các trang TTĐT

Các trang TTĐT sau có thể giúp GV trong việc tìm đọc, tra cứu thông tin về KNGT theo quan điểm thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn

học: https://www.pinterest.com; Giadinh.Net.vn; http://www.sesameworkshop.org; Trang thông tin điện tử của trường Steame Garten, Jello, mầm non 20-10; Tạp chí giáo dục; Giáo dục online; Kidspsych (http://www.kidspsych.org/index1.html) và các tài liệu liên quan để: hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở trẻ; xác định trình tự logic của bài học.

Mỗi GV không chỉ có khả năng tìm đúng, tìm trúng tư liệu cần đọc mà cần có kĩ năng định hướng cách chọn, đọc tư liệu để soạn giáo án với các hoạt động sáng tạo. GV nên chọn những tư liệu đã qua thẩm định, được đông đảo các nhà chuyên môn và GV tin cậy. Việc đọc tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án có thể chia thành 3 cấp độ sau: đọc lướt để tìm nội dung chính xác định những kiến thức, kỹ năng cơ bản, trọng tâm mức độ yêu cầu và phạm vi cần đạt; đọc để tìm những thông tin quan tâm: các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng.

Khâu khó nhất trong đọc các tư liệu là đúc kết được phạm vi, mức độ kiến thức, kĩ năng của từng nội dung dạy sao cho phù hợp với năng lực của trẻ và điều kiện dạy học. Trong thực tế dạy học, nhiều khi chúng ta thường đi chưa tới hoặc đi quá những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Nếu nắm vững nội dung bài học, GV sẽ phác họa những nội dung và trình tự nội dung của bài giảng phù hợp, xây dựng một hệ thống câu hỏi, bài tập giúp trẻ nhận thức, khám phá, vận dụng các kiến thức, kỹ năng trong bài dạy một cách thích hợp.

Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức về KNGT của trẻ, gồm: xác định những kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã có và cần có; dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, GV không những phải nắm vững nội dung bài học mà còn phải hiểu trẻ để lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp. Như vậy, trước khi soạn giáo án cho giờ học mới, GV phải lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ. Nói cách khác, tính khả thi của giáo án phụ thuộc vào trình độ, năng lực học tập của trẻ, được xuất phát từ: những kiến thức, kĩ năng về giao tiếp mà trẻ đã có một cách chắc chắn, vững bền; những kiến thức, kĩ năng mà trẻ chưa có hoặc có thể quên; những khó khăn có thể nảy sinh trong quá trình học tập của trẻ. Bước này chỉ là sự dự kiến; nhưng trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không dự kiến trước, GV đã lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của trẻ với những biểu hiện rất đa dạng.

chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, vận dụng KNGT vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tác động đến tư tưởng và tình cảm để đem lại niềm vui, hứng thú trong học tập cho trẻ. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen với lối dạy học đồng loạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lực học tập của từng đối tượng trẻ. Phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép các môn học sẽ chú trọng cải tiến thực tiễn này, phát huy thế mạnh tổng hợp của các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự tích cực học tập của các đối tượng trẻ trong giờ học.

Bước 5: Thiết kế giáo án.

Đây là bước người GV bắt tay vào soạn giáo án – thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của trẻ.

Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc qua chương trình GD mầm non và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của chương trình để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của trẻ, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và có những điều kiện để thực hiện một giờ dạy học tốt. Về nguyên tắc, cần phải thực hiện qua các bước 1, 2, 3, 4 trên đây rồi hãy bắt tay vào soạn giáo án cụ thể.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng cần có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện việc biên soạn giáo án này.

- Toàn thể CBQL,GV trong nhà trường phải có sự đồng thuận cao. Mỗi người cần nêu cao tinh thần trách nhiệm theo nhiệm vụ được phân công. Xem đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ của nhà trường.

- Hiệu trưởng cần dành khoản kinh phí của sự nghiệp GD hoặc kinh phí xã hội hóa để bồi dưỡng cho các thành viên thực hiện tốt việc biên soạn các giáo án dạy học nói chung và KNGT nói riêng, đồng thời để khen thưởng, biểu dương những tập thể

hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)