8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Từ kết quả nghiên cứu và trong thực tiễn, chúng tôi thấy để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau thì người làm công tác quản lý cần phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý. Mỗi biện pháp đều có một ưu điểm, thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên lại có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau; biện pháp này là tiền đề thực hiện biện pháp kia và ngược lại.
Trong các biện pháp đã nêu căn cứ vào thực tiễn ở thành phố Cà Mau, chúng tôi thấy vấn đề thứ nhất cần nâng cao nhận thức về quản lý HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, nhận thức tốt sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ tốt. Trong các chức năng quản lý, việc xây dựng kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non phải được các trường tập trung, thực hiện tốt; việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD KNGT cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non phải được triển khai một cách đồng bộ; tăng cường công tác chỉ đạo giáo viên hình thành các kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm và lồng ghép vào các môn học; đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Biện pháp này là cơ sở, là tiền đề để thực hiện các biện pháp khác. Trong quá trình triển khai, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.