7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Số lượng, địa bàn phân bố nhà cổ ở thành phố Hội An
Hội An là điển hình đặc biệt về một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn. Phần lớn các ngôi nhà cổ ở Hội An là những công trình kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, chúng phân bố dọc theo những trục đường nhỏ hẹp. Xen vào đó là khá nhiều các công trình kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, hội quán...)gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng dân cư phố cảng. Đồng thời, ở nơi đây, nhiều lễ hội văn hóa độc đáo hàng năm vẫn còn được bảo tồn. Lối sống truyền thống, tín ngưỡng, phong tục, tập quán và các món ăn xưa vẫn được giữ gìn.
Khu phố cổ Hội An có diện tích khu vực bảo vệ I (còn gọi là vùng lõi) là 30 ha và vùng đệm của khu vực di sản thế giới (còn gọi là khu vực bảo vệ II, được chia thành khu IIA và IIB) là 280 ha. Khu vực I được giới hạn cụ thể như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ Hội An
Phía Đông từ dãy nhà mặt tiền số lẻ đường Hoàng Diệu, kéo dài về hướng Đông theo hai dãy nhà mặt tiền đường Nguyễn Duy Hiệu, số chẵn đến hết nhà 350 (đình Sơn Phong), số lẻ đến hết nhà số 313 (giáp đường Trương Minh Lượng) và dãy nhà mặt tiền số chẵn, dãy nhà số lẻ đường Phan Bội Châu đến giáp đường Trương Minh Lượng.
Phía Tây đến điểm giao nhau giữa 2 đường Phan Châu Trinh và Nguyễn Thị Minh Khai (nằm tại số 77 Nguyễn Thị Minh Khai).
Phía Nam gồm toàn bộ đoạn sông Hội An, từ điểm Đông (đường Trương Minh Lượng) đến điểm Tây (phía sau nhà 51 Nguyễn Thị Minh Khai) kéo dài đến đỉnh kè bờ Nam sông Hội An.
Phía Bắc từ dãy nhà mặt tiền số chẵn đường Phan Châu Trinh kéo dài về hướng Bắc theo hai dãy nhà mặt tiền đường Lê Lợi (bao gồm cả các nhà số 2/2 đến 2/10).
Để thuận tiện cho công tác quản lý, bảo vệ, khu vực II được chia làm khu IIA và IIB, có tổng diện tích 280 ha được xác định trong hồ sơ di tích xếp hạng tại Quyết định số 506/VH-QĐ ngày 19/3/1985 của Bộ Văn hóa - Thông tin và được ghi trong hồ sơ đề cử vào Danh sách Di sản thế giới của UNESCO như sau:
Khu vực IIA là khu vực tiếp giáp khu vực I, mở rộng về phía Đông đến dãy nhà mặt tiền số chẵn đường Phạm Hồng Thái. Phía Tây gồm hai dãy nhà mặt tiền đường Hùng Vương, số lẻ đến kiệt 35 (chùa Viên Giác), số chẵn đến ngã ba đường 18/8 (hết nhà số 48). Phía Nam bao gồm cả khu bãi bồi An Hội (Đồng Hiệp), dãy nhà mặt tiền đường Nguyễn Phúc Chu đến ngã ba đường La Hối, dãy nhà đối diện bờ Bắc sông Hội An thuộc địa phận phường Cẩm Nam từ lô đất số CD/K 133/1618 kéo về hướng Đông đến điểm cuối khách sạn Phố Hội II. Phía Bắc gồm dãy nhà mặt tiền số chẵn đường Trần Hưng Đạo.
Khu vực IIB là khu vực tiếp giáp khu vực IIA, mở rộng giới hạn gồm phía Đông đến kiệt 267 Nguyễn Duy Hiệu kéo thẳng về phía Nam ra đến bờ sông Hội An, kiệt số 320 Nguyễn Duy Hiệu kéo về phía Bắc đến kiệt 493, qua kiệt 576 Cửa Đại đến hết phía sau Khu thiết chế phường Sơn Phong. Phía Tây đến kiệt số 98 Hùng Vương (Bến xe Hội An) kéo thẳng về phía Bắc đến tịnh xá Ngọc Cẩm, kiệt 99 Hùng Vương kéo về phía Nam đến hết nhà 99/5. Phía Nam từ nhà 99/5 Hùng Vương chạy về hướng Đông theo đường bêtông đến số 20 đường 18/8, qua số 9 đường 18/8 đến số 1/6 Hùng Vương chạy dọc theo đường bao Quảng Trường Lễ Hội đến ngã ba đường Nguyễn Phúc Chu - đường Nguyễn Phúc Tần - đường 18/8, theo đường Nguyễn Phúc Tần đến ngã tư Nguyễn Hoàng - Nguyễn Phúc Tần, theo đường Nguyễn Hoàng về phía Nam đến khu thể thao khối Đồng Hiệp, kéo thẳng ra bờ sông qua cột báo hiệu ngã ba sông ở bãi bồi Cẩm Nam đến ngã ba vào trường Nguyễn Khuyến, theo đường bê tông đến nhà
thờ tộc Nguyễn Văn, qua ngã tư ông Chấn đến lô đất T 51/1312. Phía Bắc đến đường Thái Phiên (số lẻ) kéo về phía Đông giáp kiệt 576 Cửa Đại (khu thiết chế văn hóa phường Sơn Phong) và kéo về phía Tây qua kiệt 68 Bà Triệu, kiệt 37/42 Lê Quí Đôn, tường sau Chùa Viên Giác theo đường bê tông đến Tịnh xá Ngọc Cẩm.
Như vậy, theo phạm vi khoanh vùng bảo vệ thì Khu phố cổ Hội An, khu vực đã được xếp hạng có tổng diện tích 310 ha, nằm gọn trong phường Minh An, một phần phường Sơn Phong, Cẩm Phô và Cẩm Nam. Khu phố cổ Hội An với chiều dài khoảng 01 km và rộng trung bình chừng 300 m. Các đường phố hình thành trên cơ sở các ngôi nhà được xây dựng dọc dài nối tiếp nhau cùng đặc điểm điển hình loại nhà phố hình ống. Thông thường, loại nhà này được cấu tạo như sau: Nếp nhà trước gồm phần tiếp giáp với đường để làm nơi bán hàng, tiếp đến là phần thờ cúng tổ tiên, sau nữa là phần tiếp khách giao dịch. Nếp nhà sau là nơi sinh hoạt gia đình, trên gác chứa hàng hóa. Nối tiếp giữa hai nếp nhà là sân trời và nhà cầu, nhà cầu vừa có giá trị trang trí vừa sử dụng làm nơi đọc sách hoặc sử dụng làm nơi cất giữ đồ quý của chủ nhà.
Nhà cổ ở Hội An không phân bố trên toàn địa bàn thành phố mà chủ yếu tập trung trong khu phố cổ Hội An. Trong tổng số 1.078 di tích nhà cổ ở Hội An thì đã có đến 1.069 di tích nằm trong khu phố cổ (chiếm 99,16%) còn ở ngoài khu phố cổ chỉ có 9 di tích (chiếm 0,84%). Trong khu phố cổ, phường Minh An là phường tập trung nhiều nhà cổ nhất 813 căn (chiếm 76%), tiếp đến là phường Cẩm Phô với 141 nhà cổ (chiếm 13 %) và phường Sơn Phong với 115 nhà cổ (chiếm 10,5%).
Bảng 2.1: Phân bố các di tích nhà cổ ở thành phố Hội An
Địa phương Số lượng
Trong khu phố cổ Phường Minh An 813 Đường Trần Phú 246
Đường Nguyễn Thái Học 133
Đường Bạch Đằng 95
Đường Phan Chu Trinh 147
Đường Nguyễn Huệ 14
Đường Châu Thượng Văn 4
Đường Hai Bà Trưng 17
Đường Hoàng Văn Thụ 20
Đường Lê Lợi 97
Đường Tiểu La 22
Phường Cẩm Phô 141
Đường Nguyễn Thị Minh Khai 113
Đường Phan Chu Trinh 28
Phường Sơn Phong 115
Đường Hoàng Diệu 26
Đường Phan Bội Châu 56
Đường Nguyễn Duy Hiệu 25
Đường Trương Minh Lượng 8
Ngoài khu phố cổ Phường Thanh Hà 2 Xã Cẩm Kim 3 Phường Cẩm Châu 1 Xã Tân Hiệp 2 Nguồn:[54, tr. 174].