7. Bố cục của luận văn
2.1.6. Kỹ thuật tu bổ, sửa chữa, xây dựng nhà cổ ở thành phố Hội An
Tùy vào giá trị của ngôi nhà mà việc tu bổ sẽ được quy định, cụ thể như sau:
Đối với các công trình kiến trúc nhà cổ loại đặc biệt và loại 1, chỉ khi đặc biệt cần thiết để bảo quản di tích mới tiến hành việc tu bổ. Khi tu bổ phải tuân theo nguyên tắc giữ công năng vốn có của từng bộ phận và toàn bộ công trình, phải bảo tồn nguyên trạng các yếu tố gốc. Cần tái sử dụng các vật liệu, chất liệu cũ khi sửa chữa hoặc tu bổ di tích nhằm giữ gìn giá trị di tích. Trong trường hợp bắt buộc phải thay thế một bộ phận cũ, vật liệu cũ, chất liệu cũ bằng một bộ phận mới, vật liệu mới thì phải đảm bảo tính cần thiết, tính khoa học của việc thay thế đó và phải đảm bảo tính chân xác từng chi tiết của các “yếu tố mới” so với các “yếu tố gốc”.
Đối với các công trình nhà cổ loại 2, nếp nhà trước phải giữ nguyên trạng hoặc phục hồi các yếu tố gốc, phần còn lại phía sau, tuỳ theo vị trí, đặc điểm của từng công trình và kiến trúc tứ cận, các nếp nhà có thể được cải tạo nội thất, mái phải lợp ngói âm dương và không được cơi nới thêm. Trường hợp cần thiết, phải phục hồi hoặc phục chế những bộ phận đã bị biến dạng của toàn bộ công trình khi có đủ cơ sở khoa học.
Đối với các công trình nhà cổ loại 3, nếp nhà trước phải giữ lại, tu bổ, tôn tạo hoặc phục hồi hệ mái, mặt tiền cùng các mặt bên (phần nhìn thấy) và kết cấu nội thất
theo kiểu thức truyền thống của khu vực I (phường Minh An). Phần còn lại phía sau, tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm của công trình đó và các kiến trúc tứ cận, được cải tạo nội thất, hoặc cơi nới thêm theo nguyên tắc hài hòa với cảnh quan khu phố cổ nhưng mái phải lợp ngói âm dương.
Đối với các công trình nhà cổ loại 4, khi sửa chữa, cải tạo, xây mới phải lợp ngói âm dương, mặt tiền, nền hài hoà với cảnh quan khu phố cổ, phần còn lại phía sau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của các kiến trúc tứ cận và vị trí, độ cao vốn có của công trình, các nếp nhà có thể được cơi nới thêm theo nguyên tắc hài hoà với cảnh quan khu phố cổ và không che khuất các công trình kiến trúc xung quanh có giá trị (loại đặc biệt, loại 1 và 2).
Bảng 2.3: Phân loại mức độ, giá trị bảo tồn và hình thức sở hữu nhà cổ trong khu phố cổ Hội An
ĐƯỜNG PHÂN LOẠI GIÁ TRỊ BẢO TỒN
Đặc biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV
I. Phường Minh An: 814 di tích 9 79 164 295 267
I.1.Đường Trần Phú: 257 di tích 2 36 57 79 83 I.2. Đường Nguyễn Thái Học: 134
di tích 2 21 65 29 17
I.3.Đường Bạch Đằng: 96 di tích 0 6 13 26 51 I.4.Đường Phan Chu Trinh: 152 di
tích 5 1 15 60 71
I.5.Đường Nguyễn Huệ: 15 di tích 0 0 2 11 2 I.6.Đường Châu Thượng Văn: 4 di
tích 0 0 0 1 3
I.7. Đường Hai Bà Trưng: 17 di tích 0 1 0 0 16 I.8.Đường Hoàng Văn Thụ: 20 di
tích 0 5 5 10 0
I.9.Đường Lê Lợi: 79 di tích 0 7 1 55 16 I.10.Đường Trần Qúi Cáp:18 di tích 0 0 2 10 6 I.11. Đường Tiểu La: 22 di tích 0 2 4 14 2
II. Phường Cẩm Phô: 140 di tích 3 5 9 30 93
II.1. Đường Nguyễn Thị Minh
Khai: 113 di tích 3 5 9 27 69
II.2. Đường Phan Châu Trinh: 27 di
tích 0 0 0 3 24
III. Phường Sơn Phong: 115 di
III.1. Đương Hoàng Diệu: 26 di tích 0 0 0 3 23 III.2. Đường Phan Bội Châu: 56 di
tích 0 0 33 11 12
III.2. Đường Nguyễn Duy Hiệu: 25
di tích 0 1 5 7 12
II.4. Đường Trương Minh Lượng: 8
di tích 0 0 0 0 8
Tổng cộng: I + II + III = 1.069 12 85 211 346 415
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [54, tr. 176-227].
Về các biện pháp xử lý, sửa chữa khi di tích nhà cổ bị hư hỏng, vấn đề này được quy định khá cụ thể tương ứng với từng bộ phận cấu tạo nên ngôi nhà (xem phụ lục 4).
Đối với các cấu kiện gỗ, trước khi áp dụng cách thức sửa chữa, xử lý, cần phải nghiên cứu kỹ nó có phải là kết cấu truyền thống vốn có ban đầu trong ngôi nhà hay không và nếu không thì có thể thay thế hoặc phục hồi lại. Còn nếu đúng thì phải xem nó được làm từ loại gỗ gì, hư hại đến mức độ nào, cần cắt bỏ phần nào, sau đó tùy từng kết cấu gỗ, có thể áp dụng kĩ thuật chắp nối để phục hồi, bảo quản và lắp dựng lại đúng nguyên mẫu của nó (xem phụ lục 5, phụ lục 6).
Đối với nền, móng, tường, trong trường hợp tường xây bị lún, nứt, sụp hay buộc phải xây lại, hoặc nền nhà buộc phải làm lại, trước hết phải chú ý tiêu diệt những ổ mối nằm trong đất vì nó là một trong những nguyên nhân nguy hiểm, gây tác hại lớn đến nền, móng của công trình. Mặt khác, phải xem xét kỹ lưỡng về chất liệu xây dựng của công trình, xây bằng gạch hay đá, liên kết mạch xây bằng vữa đất sét hay vữa vôi, cũng như nền được làm bằng gạch, đá, hay bê tông vôi. Sau khi xem xét, về nguyên tắc bảo tồn, phải tận dụng tối đa các vật liệu gốc còn sử dụng được, nếu buộc phải thay thế phải sử dụng đá, gạch đúng kích thước, màu sắc và chú ý cả về kỹ thuật xây, liên kết mạch xây (bằng vữa đất sét hay vữa vôi) để xây hoặc làm lại nền đúng theo chất liệu, kích thước, kỹ thuật, màu sắc của nó. Sau đó, tô (trát)tường bằng vữa vôi truyền thống.
Trường hợp tường bị nứt, bong, vỡ phải gia cố, tu sửa cũng phải dùng đúng chất liệu thực của nó, không nên dùng vữa ximăng - cát để xử lý trong những trường hợp này, vì làm như thế sẽ gây tác hại và phá vỡ giá trị của công trình. Đối với nền bằng gạch, đá bị hư hỏng đôi chỗ, chỉ cần dặm, vá, thay thế những viên gạch, đá lát đó theo đúng kích thước, chất liệu. Nếu nền là bê tông vữa vôi thì cũng làm lại bằng chính chất liệu kỹ thuật đó. Trường hợp tu sửa quá nhỏ (vài viên gạch, đá...) mà vật liệu gốc không có, có thể dùng ximăng - cát vá lại và tô màu cho giống với màu đá, gạch còn lại xung quanh.
Đối với hệ mái, trường hợp bị dột nhẹ đôi chỗ, phải chú ý đánh dấu số hàng ngói, điểm dột trên hàng ngói đó theo rui (nhìn từ trong nhà lên). Chờ ngày nắng ráo, dùng vữa vôi trám lại hoặc sửa lại những viên ngói. Cần lưu ý rằng, khi sửa ngói, phải sửa từ trên bờ nóc xuống đến điểm dột. Đối với trường hợp phải đảo lại ngói, hoặc lợp lại mái ngói, cần lưu ý cách lợp ngói âm dương. Có 2 cách lợp ngói:
Thứ nhất là lợp kiểu âm dương theo nguyên tắc rui đâu ngói đó, rui chia sẵn theo cỡ ngói và cứ thế lợp. Những mái có chiều rộng, độ dốc vừa phải thì bảng rui rộng từ 10 - 12 cm, khoảng cách giữa các rui là 12 - 13 cm và cách lợp theo kiểu lợp âm dương (giữa hai vồng (dòng ngói) âm/ngửa là một vồng ngói dương/úp và vồng úp trúng ngay giữa rui). Thứ hai là lợp kiểu bình ngõa hay kiểu cải vồng, dùng lợp cho các gian nhà hẹp, khi lợp thì chia khoảng cách các rui nhỏ lại, chỉ xếp ngói cứ hai vồng ngửa, một vồng úp, không cần dựa theo rui. Thợ đóng rui thường lấy tâm từ giữa nhà để chia số rui của mái theo tổng số dương, may mắn (xem phụ lục 7).
Tuy nhiên, dù lợp theo cách nào thì cũng đều phải có ngói lót (2 miếng ở dưới giữa khoảng cách của 2 rui),lợp từ trên xuống và có thể lợp phân 3 hay phân 4, nghĩa là ngói lợp chồng xếp lên nhau, mỗi viên chỉ còn lộ ra 1/3 hay 1/4 và phải đảm bảo bờ nóc, mái ngói thường hơi cong (võng) ở giữa. Bờ hồi và bờ nóc được làm bằng gạch và tô trát vữa vôi có độ dẻo cao. Không nên dùng vữa ximăng mác cao, vì như vậy, bờ hồi, bờ nóc dễ bị rạn nứt do tác động của nhiệt độ, độ ẩm, gây thấm dột. Trong trường hợp này, dùng vữa vôi truyền thống là tốt nhất.
Trong quá trình lợp mái nhà, cần lưu ý các quan niệm trong tín ngưỡng dân gian Hội An để tiến hành, đó là số dòng úp trên mái luôn phải là số lẻ, không để dòng ngửa ở giữa tim nhà (giữa tim nhà phải là dòng úp) và rui tim nhà phải xẻ làm hai.
Liên quan đến vấn đề gây dột và ẩm ướt, các chủ nhà cổ cần lưu tâm đến máng xối và ống thoát nước trong tường. Việc sửa chữa ở đây phải có kỹ thuật cao, vật liệu thực sự tốt, phải tính toán độ nghiêng, độ rộng, độ cong của máng xối bảo đảm lưu lượng nước mưa lớn vẫn thoát hết được xuống cống, mương thoát nước. Có thể sử dụng tôn kẽm gò thành máng đặt ở trong của máng xối. Những công trình giá trị đặc biệt quan trọng, người ta có thể sử dụng chì nấu chảy để đổ vào. Nhưng dù cách nào thì cũng phải được bọc ở ngoài bằng vật liệu truyền thống.
Đối với việc xây dựng lại, làm lại công trình nhà cổ, phải nghiên cứu kỹ lưỡng bằng các phương pháp, biện pháp như hồi cố, xem xét dấu vết hiện trạng còn sót lại của kiến trúc, sử dụng ảnh, bản vẽ xưa còn lưu giữ... đồng thời xem xét trong mối tương quan chung của khu vực hoặc của di tích để quyết định phục hồi. Có thể xem xét các kiểu dáng kết cấu kiến trúc truyền thống của Hội An về các chi tiết, các hạng mục để tham khảo (xem phụ lục 1).
Hình 2.2: Công đoạn trùng tu di tích nhà cổ ở thành phố Hội An trước đây
Nguồn: Tác giả tự xây dựng sơ đồ.
Chủ nhà Thợ cả và tốp thợ mộc, nề
Chọn gỗ, chuẩn bị vật liệu
Gia công, tính toán lắp dựng hệ khung chính gồm 4 cột cái trên nền chân đá
táng đã định vị sẵn
Lắp dựng đòn tay, rui
Xây tường bao hai bên, gầy bờ nóc, bờ chảy
Vệ sinh, đánh luynh cấu kiện gỗ, quét vôi truyền thống ngôi nhà Lợp lại ngói âm dương, lắp dựng nền,
Hình 2.3: Quy trình tu bổ di tích nhà cổ ở thành phố Hội An hiện nay