7. Bố cục của luận văn
2.1.5. Vật liệu và kĩ thuật xây dựng nhà cổ ở thành phố Hội An
Gỗ là một vật liệu quan trọng nhất để làm nên những ngôi nhà cổ ở Hội An, gỗ được sử dụng cho xây dựng là gỗ nhóm II, đa số là kiền kiền, chỉ một số ít sử dụng lim, dổi, mít, xoan... Gỗ thường được khai thác ở vùng rừng núi thuộc tỉnh Quảng Nam, nên có chất lượng tốt, tuổi thọ rất cao, góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài cho những ngôi nhà cổ.
Bảng 2.2: Một số loại gỗ thường dùng trong các di tích nhà cổ ở thành phố Hội An
STT Tên
gỗ
Đặc điểm nhận biết theo kinh nghiệm truyền thống Sử dụng làm các cấu kiện 01 Kiền kiền Màu vàng nhạt Có vị đắng Sớ gỗ mịn, bóng Cột, kèo, trính, xuyên, trụ đội, đòn tay, rui, cửa...
02 Lim
Màu đỏ sẫm
Sớ gỗ mịn, có một đường chạy ngược và một đường chạy xuôi
Cột, kèo, trính, xuyên, trụ đội, cửa... 03 Mít Màu vàng nhạt Trọng lượng nhẹ, ít co giãn Sớ gỗ mịn, bóng, có những vân gỗ đậm.
Cột, kèo, trụ đội, cửa và thường thấy nhiều trong các chi tiết trang trí
04 Sến Màu đỏ bầm Sớ gỗ cứng, mịn Cột, kèo, trính, xuyên, trụ đội... 05 Gõ Trọng lượng nặng Màu nâu sẫm
Sớ gỗ mịn, những vân gỗ màu đen
Cột, kèo, trính, xuyên, trụ đội, cửa, các chi tiết trang trí...
06 Mùn Có màu đen Sớ gỗ thưa và lớn
Cột, kèo, trính, xuyên, trụ đội, cửa...
07 Dổi hương
Màu vàng nhạt
Sớ gỗ mịn, láng có mùi thơm dễ chịu
Cột, đòn tay, kèo, cửa, cỏc chi tiết trang trí...
08 Chua Màu hồng nhạt
Sớ gỗ mịn Đòn tay, kèo...
09 Chò chỉ
Màu nâu nhạt
Sớ gỗ thưa, chạy dọc theo thõn gỗ Cột, đòn tay, kèo...
10 Quỷnh Màu đỏ tía Sớ gỗ thưa, vặn xoắn Mùi nồng Cột, đòn tay, kèo... 11 Sơn huyết Màu đỏ tươi
Sớ gỗ mịn, trơn bóng, có đường vân đậm
Cột, đòn tay, kèo...
12 Trâm Màu nâu đậm
Sớ gỗ mịn, xoắn Cột, đòn tay, kèo... 13 Xoan
đào
Màu đỏ hồng
Sớ gỗ mịn, có đường vân đậm Trang trí
Nguồn: [40, tr. 24].
Do đặc tính của từng loại gỗ, nên trong một ngôi nhà, người ta thường chọn loại gỗ thích hợp để làm cấu kiện cho phù hợp với công năng sử dụng. Các cấu kiện có công năng chịu lực lớn như cột, kèo, đòn tay, xuyên, trính... thì phải chọn loại gỗ thật cứng, có độ bền cao như kiền kiền, lim, gõ... còn cấu kiện nào có trang trí thì chủ yếu dùng mít, xoan đào... để vừa dễ chạm trổ vừa có độ bền cao cùng với thời gian. Dù là loại gỗ gì, qua bàn tay tài hoa của những người thợ của làng mộc Kim Bồng, bên cạnh công năng kiến trúc, đảm bảo tính kỹ thuật, chúng còn được khoác cho lớp áo nghệ thuật bằng cách tạo hình, tạo dáng và trang trí công phu, làm nên những ngôi nhà cổ độc đáo ở Hội An.
Một vật liệu tiếp theo làm nên vẻ đẹp của ngôi nhà cổ ở Hội An đó là ngói. Các loại ngói bằng, ngói vảy cá và đặc biệt là ngói cong dùng để lợp thành hệ mái âm dương đặc trưng cho nhà cổ Hội An. Làng gốm Thanh Hà ở Hội An là nơi cung ứng nguồn ngói các loại cho nhu cầu xây dựng, các viên ngói được lấy từ nguồn đất sét thuần chất, được nung bằng củi theo kỹ thuật truyền thống, nên chất lượng rất tốt, vừa rất cứng cáp, chín đều mà lại không cong vênh, có tuổi thọ cao.
Gạch, đá cũng là các loại vật liệu phụ khác thường được sử dụng để xây tường, lát nền nhà và hoàn thiện các hạng mục còn lại của công trình nhà cổ Hội An. Gạch xây tường thường là gạch thẻ, đa số có kích thước lớn (gạch vồ, kích thước 20x30cm,
dày 5cm), còn lại là loại 3x10x20cm, được sản xuất từ làng gốm Thanh Hà, với độ dày tường từ 30cm đến 60cm, được kết dính bằng vữa vôi rất đặc biệt. Loại vữa này chế biến khá phức tạp, đó là dùng một loại nhựa thực vật (được ngâm bằng lá mù u, lá bù lời, thân cây xương rồng, dây leo tơ hồng hoặc bằng mật mía) trộn với vôi có hòa một lượng nước nhất định rồi giã đến khi nào thật nhuyễn thì mới dùng để xây và tô trát (xem phụ lục 3). Đặc điểm của những kết cấu tường như vậy giúp cho ngôi nhà cổ Hội An rất thông thoáng, ấm vào mùa Đông và mát mẻ vào mùa Hè. Đá được sử dụng rất ít trong công trình, chỉ những vị trí trọng yếu, những phần đòi hỏi tính vĩnh cửu như hiên nhà, bậc tam cấp, nền sân trời.
Nền của các ngôi nhà cổ cũng thường lát gạch thẻ hình chữ nhật được sản xuất tại địa phương, hoặc muốn đẹp hơn thì lát bằng gạch Bát Tràng hình vuông 30x30cm mua từ Hà Nội. Hiên, bật cấp và sân trời người ta thường lát đá để tăng độ bền. Đá được lát ở đây là loại đá xanh, làm thành từng tấm dài và rộng tùy theo yêu cầu thẩm mỹ của chủ nhà, mặt đứng của các bậc thềm thường lát những tấm đá có chạm trổ, trang trí rất đẹp, phần lớn được mua ở Đà Nẵng hoặc từ Thanh Hóa.
Ngôi nhà cổ Hội An mặc dù sử dụng ít nhiều nguồn vật liệu từ những nơi khác nhau, nhưng qua bàn tay tài hoa của những người thợ dày dạn kinh nghiệm trong các làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương đã làm nên những công trình đầy tính mỹ thuật và riêng có của vùng đất Hội An.