Quy hoạch phát triển đô thị

Một phần của tài liệu Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Nhà Cổ Ởthành Phố Hội An (Trang 71 - 74)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Quy hoạch phát triển đô thị

Theo niên giám thống kê thành phố Hội An năm 2018, dân số Hội An có 95.227 người, mật độ dân số 1.498 người/km2 phân bố trên 9 phường, 4 xã (trong đó có 1 xã đảo), trong đó mật độ dân số thành thị 2.772 người/km2, nông thôn 606 người/km2. Mật độ dân số toàn thành phố cao hơn rất nhiều so với mật độ bình quân toàn tỉnh (142 người/km2).

Mặc dù như vậy nhưng trên địa bàn thành phố Hội An, sự tập trung dân cư lại không đồng đều, mật độ dân số khu phố cổ và các địa bàn trung tâm nội đô rất cao, ngược lại, mật độ dân số ở các vùng nông thôn và hải đảo rất thấp.

Bảng 3.1: Mật độ dân cư của thành phố Hội An

TT Tên phường, xã Mật độ dân cư/km2

1 Phường Minh An 8.980 người/km2

2 Phường Cẩm Phô 9.030 người/km2

3 Phường Sơn Phong 6.612 người/km2,

4 Phường Tân An 7.265 người/km2

5 Phường Thanh Hà 1.953 người/km2

6 Phường Cẩm Châu 1.821 người/km2

7 Phường Cửa Đại 2.472 người/km2

8 Phường Cẩm An 1.644 người/km2

9 Phường Cẩm Nam 1.611 người/km2

10 Xã Cẩm Hà 1.136 người/km2

11 Xã Cẩm Kim 1.016 người/km2

12 Xã Cẩm Thanh 839 người/km2

13 Xã Tân Hiệp 137 người/km2

Nguồn: [6, tr. 37].

Trong khi đó, mật độ dân số bình quân cả nước là 286 người/km2, thành phố Đà Nẵng là 841 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh là 4.171 người/km2, thành phố Hà Nội là 2.239 người/km2 (theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2018).

Dân cư tập trung đông đúc và tấp nập tại khu vực nội thị, các tuyến phố chính, các điểm khai thác du lịch, các trung tâm xã và các làng sinh thái ven sông. Bên cạnh người Kinh chiếm đa số còn có cộng đồng người Hoa định cư làm ăn sinh sống từ bao đời nay, gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An. Có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trụ sở tại Hội An.

Ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc độ gia tăng dân số cơ học khá cao. Mặt khác, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đến buôn bán làm ăn

và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức, viên chức, nghệ sĩ... đến nghiên cứu, công tác.

Theo số liệu thống kê năm 1999, dân số Hội An là 75.730 người, trong đó, dân số thành thị là 34.376 người, nông thôn là 41.354 người. Số liệu thống kê năm 2009 dân số Hội An là 89.716 người, dân số thành thị tăng lên 69.222 người (gấp 2 lần 10 năm trước), còn ở khu vực nông thôn giảm xuống 20.494 người. Đến năm 2018, dân số thành thị là 72.588 người và nông thôn là 22.639 người [6, tr. 37]. Đó là chưa kể hàng chục ngàn người (dân số quy đổi) là khách tham quan, lưu trú, sinh viên cao đẳng, đại học.

Cùng với vấn đề biến động dân số giữa vùng nông thôn và thành thị, diện tích đất sử dụng với mục đích phi nông nghiệp cũng tăng lên rất nhanh. Năm 2000 là 1.956 ha, năm 2010 tăng lên 3.296 ha, đến năm 2018 đã tăng lên 3.367 ha [6, tr. 24]. Như vậy, khi quy hoạch Hội An phải tính đến lượng khách du lịch ngày một tăng do phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch. Hạ tầng kỹ thuật và quy mô đất dân dụng phải đáp ứng nhu cầu dân số theo dự báo tăng và hàng vạn khách tham quan, lưu trú trong tương lai. Điều này đồng nghĩa, Hội An phải lo thêm chỗ ở, việc làm và các dịch vụ đời sống khác cho họ. Hiện nay tính theo quỹ đất cứ 40m2/người (mục tiêu diện tích bình quân đầu người) thì đã phải cần bố trí quy hoạch thêm 88 ha đất dành cho đất ở đô thị. Chỉ riêng về dịch vụ tối thiểu cho 3 hạng mục cấp, thoát nước, xử lý nước thải cũng cần khoảng đầu tư hàng chục triệu USD. Những yếu tố khác cũng rất quan trọng phải tính cho tương lai như cần bao nhiêu nhà ở, trường học, bệnh viện... Đó là chưa tính đến việc tăng dân số cơ học, bởi vì tốc độ đô thị hóa càng cao thì tỉ lệ tăng dân số cơ học càng lớn. Thực trạng nêu trên đặt áp lực cho thành phố cần phải huy động tốt các nguồn lực để có thể đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng dân sinh xã hội phù hợp với mục tiêu, chỉ tiêu đề ra theo từng giai đoạn, phù hợp với vai trò của một thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.

Một vấn đề nữa là dân cư khu vực nội đô (phường Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong) chiếm trên 60% tổng số dân toàn thành phố, cộng với một lượng lớn học viên, sinh viên tại các trường cao đẳng thường trú trên địa bàn đã gây một áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng cận khu phố cổ. Mặt khác, theo kết quả điều tra dân số thì số người đang trong độ tuổi lao động và người chưa đến tuổi lao động chiếm tỉ trọng lớn. Đây sẽ nguồn lực lao động quan trọng cung cấp cho xã hội trong hiện tại và tương lai, nhưng cũng đặt ra áp lực về giải pháp quy hoạch và phân kỳ đầu tư như thế nào để đáp ứng cho nhu cầu theo cơ cấu dân số trẻ.

Với số lượng dân cư và mật độ phân bố như vậy đã đặt ra sức ép không nhỏ cho thành phố Hội An trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa vấn đề bảo tồn các

giá trị cảnh quan, bảo tồn không gian kiến trúc đô thị truyền thống cũng như vấn đề dãn dân, môi trường sống, an sinh, xã hội trong phát triển đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng không đáp ứng kịp tốc đô thị hóa, giao thông đô thị quá tải dẫn đến ùn tắc, ô nhiễm môi trường, cảnh quan, mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng với việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả kiến trúc sẵn có, nảy sinh những nguy cơ từ việc xây dựng các khu vui chơi, giải trí ngay sát khu đô thị cổ.

Trong khi đó, kinh tế Hội An những năm gần đây phát triển cao dẫn đến nhu cầu lao động lớn, dân cư các khu vực lân cận Hội An đổ về để kiếm sống, kiếm việc làm, chất thải phát sinh từ những hoạt động ngày càng cao, hiện tượng cơ sở hạ tầng của Hội An cũ kỹ, chậm được đầu tư kịp thời, không được quy hoạch một cách đồng bộ nên chưa đáp ứng được các điều kiện để phát triển một cách bền vững…

Những vấn đề nêu trên đã tạo ra một số mâu thuẫn cũng chính là những áp lực lớn sau đâycần phải giải quyết:

Thứ nhất, Hội An đang là một địa phương phát triển mạnh, toàn diện, tiềm năng đô thị hóa rất nhanh và đa dạng. Tuy nhiên, đô thị hóa là một quá trình tích tụ vốn đầu tư và lao động rất lớn, trong khi đó về khả năng vốn đầu tư cả về phía nhà nước và tư nhân quá hạn chế, không theo kịp, kể cả vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tổ chức quốc tế.

Thứ hai, quá trình đô thị hóa ở Hội An xuất phát từ tính chất là một đô thị - trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hóa của tỉnh và khu vực cho nên vừa có cơ hội phát triển nhanh về kinh tế, giao lưu văn hóa, nhưng cũng đồng thời chịu sự tác động tiêu cực đến hai giá trị quan trọng là ý thức về tính cộng đồng và môi trường tự nhiên của con người.

Thứ ba, quá trình đô thị hóa, phát triển ở Hội An những năm qua cũng bộc lộ rõ đặc trưng cơ bản là quy mô dân số lớn, mật độ dân cư cao và sự khác biệt, sự không thuần nhất dân cư được tích tụ trong một không gian hẹp. Do đó, con người có xu hướng trở nên giả tạo hơn trong các quan hệ với nhau và các hành vi phi nhân tính có cơ sở xuất hiện. Có thể nói, để đạt tới văn minh thành thị, mật độ dân cư đã tạo ra các áp lực lên nhân cách, ý thức về cuộc sống cộng đồng bị phá vỡ trong sự đông đúc và thờ ơ, sự cô đơn của con người hiện lên trong sự ồn ào. Ngoài ra quá trình đô thị hóa còn chia các gia đình tứ đại, tam đại đồng đường thành gia đình một hoặc hai thế hệ là chủ yếu. Nguyên nhân có thể là do diện tích nhà ở hạn chế, do việc làm ăn buôn bán và nhất là do sự trái ngược nhau về tâm lý giữa các thế hệ. Ở Hội An hiện nay có xu hướng gia đình hai thế hệ là chủ yếu. Vấn đề này đã tạo ra sự cô đơn của những người cao tuổi - những người luôn cần được sống gần con cái khi tuổi đã về già.

Một phần của tài liệu Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Nhà Cổ Ởthành Phố Hội An (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)