Giới thiệu về Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 36)

1.4.1.Quá trình hình thành

Năm 1960, Panasonic bắt đầu mở rộng kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam, khởi điểm là tại niềm Nam. Vào năm 1971, hơn 10 năm sau, thƣơng hiệu Panasonic xuất hiện với tên gọi công ty Vietnam National hay NAVINACO. Văn phòng đại diện đầu tiên thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1994. Đến năm 1996, Panasonic thành lập nhà máy đầu tiên với tên Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam (PAVCV) - tại thành phố Hồ Chí Minh dƣới hình thức công ty cổ phần liên doanh giữa Công ty Cổ phần Điện tử Thủ Đức và công ty TNHH Panasonic Việt Nam trực thuộc Tổng công ty Panasonic Nhật Bản. Từ ngày 01/08/2014, Công ty đã chuyển hình thức đầu tƣ sang công ty 100% vốn nƣớc ngoài. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị điện tử dân dụng nhƣ các sản phẩm tivi màu và thiết bị nghe - nhìn khác với chất lƣợng đảm bảo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản.

Một số thông tin chính của công ty nhƣ sau:

Tên công ty: Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam

Địa chỉ: Lô 73-75, đƣờng D, Khu Chế Xuất Sài Gòn - Linh Trung, Phƣờng Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày thành lập: Ngày 1 tháng 11 năm 1996

Hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh tivi màu và thiết bị nghe nhìn

Ngày 1/11/2021 là ngày đánh mốc cột mốc kỉ niệm 50 năm thành lập thƣơng hiệu Panasonic tại Việt Nam, cũng là ngày kỉ niệm 25 năm thành lập Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam. Có thể nói PAVCV chính là công ty xây dựng nền tảng cho thƣơng hiệu Panasonic tại thị trƣờng Việt Nam.

1.4.2.Tầm nhìn và sứ mệnh

1.4.2.1. Tầm nhìn

Tập đoàn Panasonic nói chung và PAVCV nói riêng đã thiết lập tầm nhìn đến năm 2050 nhƣ một chiến lƣợc dài hạn về quản lý kinh doanh và môi trƣờng bền vững, hƣớng tới mục tiêu nguồn năng lƣợng tạo ra lớn hơn nguồn năng lƣợng tiêu thụ. Panasonic AVC Việt Nam không ngừng phát triển công nghệ, cải tiến sản phẩm để tăng khả năng tiết kiệm điện, nâng cao lợi ích của ngƣời tiêu dùng, cũng nhƣ hạn chế khí thải CO2 và các tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh đến môi trƣờng. Song son g với định hƣớng phát triển quản lý về môi trƣờng, định hƣớng kinh doanh trong những năm tới của tập đoàn Panasonic chính thức chuyển đổi từ công ty sản xuất các sản phẩm điện tử gia dụng thành công ty cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, dẫn đầu xu hƣớng phát triển công nghệ xoay quanh yếu tố con ngƣời.

1.4.2.2. Sứ mệnh

Theo ông Konosuke Matsushita – ngƣời sáng lập tập đoàn Panasonic, sứ mệnh của tập đoàn là “Công ty là một thành viên của xã hội”. Có ba nguyên tắc sau để PAVCV duy trì đƣợc sứ mệnh qua nhiều năm.

Thứ nhất, cống hiến cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội, sự phồn vinh của nhân dân thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với Panasonic, kinh doanh là để cống hiến cho xã hội chứ không phải tại lợi nhuận cho riêng doanh nghiệp. Vì vậy khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào thì doanh nghiệp sẽ luôn xem xét về tính đóng góp, những ảnh hƣởng tích cực và sẽ đem lại lợi ích gì cho xã hội.

Thứ hai, mang lại lợi nhuận thích hợp thông qua các hoạt động kinh doanh, sử dụng một phần lợi nhuận cho quốc gia và xã hội. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải gắn liền với lợi ích xã hội. Theo quan điểm của doanh nghiệp, xã hội tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để doanh nghiệp đƣợc phát triển, vì vậy có thể nói lợi nhuận mà doanh nghiệp có đƣợc là do xã hội đem lại. Do đó ban lãnh đạo của doanh

Thứ ba, đảm bảo quá trình của hoạt động sản xuất kinh doanh hài hòa với môi trƣờng tự nhiên. Với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp là phát triển môi trƣờng bền vững, ban lãnh đạo của doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp để giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động sản xuất đối với môi trƣờng. Doanh nghiệp luôn tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng và xử lý chất thải để không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng sống của mọi ngƣời.

Với 50 năm hoạt động tại Việt Nam, PAVCV luôn giữ sứ mệnh này trong mọi hoạt động để xây dựng một thƣơng hiệu ngày càng vững mạnh và góp phần vào xã hội tốt hơn.

1.4.3.Triết lý kinh doanh của công ty

Khẩu hiệu của doanh nghiệp là “A better life, a better world”, Panasonic cam kết từng bƣớc mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn và một thế giới tƣơi đẹp hơn, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của xã hội và hạnh phúc của ngƣời dân trên khắp thế giới. Với khẩu hiệu này, ông Konosuke Matsushita - nhà sáng lập thƣơng hiệu Panasonic đã xây dựng triết lý kinh doanh cơ bản cho doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập “Mục đích chính của sản xuất là làm ra những mặt hàng chất lƣợng cao cho sinh hoạt hàng ngày, cung cấp với số lƣợng lớn, để qua đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho mọi ngƣời, và đó chính là mục tiêu mà chúng tôi cống hiến. Đạt đƣợc sứ mệnh này là mục đích tối thƣợng của Matsushita Electric, và chúng tôi sẽ nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu đó”. Triết lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, nó có vai trò định hƣớng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xuyên suốt thời kì phát triển. Từ đó hình thành nên mục tiêu quản trị cơ bản cho doanh nghiệp Panasonic “Với tƣ cách là các nhà sản xuất công nghiệp, chúng ta phải đóng góp sức lực của mình vào sự tiến bộ của xã hội, sự phồn thịnh của nhân loại vào thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao chất lƣợng cuộc sống trên toàn thế giới”. Mục tiêu quản trị này đúc kết những ý nghĩa mà ông Konosuke Matsushita muốn đem lại.

Thứ nhất là đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ bằng hình thức đầu tƣ xây dựng nhà máy tại nƣớc ngoài, mang công

nghệ Nhật Bản vào sản xuất và đào tạo đội ngũ công nhân viên tại nƣớc ngoài cách vận hành công nghệ. Hoạt động R&D của Panasonic đóng góp ở nƣớc sở tại cũng là lời khẳng định cho tiến bộ kỹ thuật với sự hợp tác không ngừng của các thành viên. Ý thức đƣợc sự chia sẻ tài nguyên trí tuệ đấy cũng chính là kỹ năng nhằm cải tiến sản phẩm, nâng cao công nghệ sản xuất nhằm gia tăng năng suất và tạo nên chất lƣợng vƣợt bậc cho những sản phẩm của Panasonic.

Thứ hai là đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng và tài trợ ở Việt Nam. Panasonic luôn tạo cơ hội việc làm cho mọi ngƣời dân ở Việt Nam và luôn có những chƣơng trình đào tạo về nghiệp vụ cũng nhƣ những kĩ năng mềm cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại đây thông qua các khóa học đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Ngoài việc vận hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp còn chú trọng vào việc đào tạo con ngƣời từ ý thức, thái độ tích cực trong công việc và các kĩ năng mềm tới đào tạo kĩ năng nghiệp vụ trong công việc. Ngoài ra, Panasonic còn phát triển và xây dựng với quy mô chƣơng trình đào tạo phát triển kỹ năng nghiệp vụ nhƣ tài trợ lớp đào tạo kỹ năng phần mềm tại Đại học Bách khoa Hà Nội với mong muốn cung cấp cho sinh viên những kiến thức giá trị phục vụ cho nghề nghiệp của họ.

Với ý thức kinh doanh là để đóng góp và cống hiến, Panasonic luôn mong muốn đem đến những lợi ích cho xã hội và xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống của mọi ngƣời sẽ ngày càng đƣợc nâng cao.

1.4.4.Sản phẩm của công ty

Panasonic AVC Việt Nam chuyên về sản xuất và kinh doanh hàng loạt các thiết bị điện tử gia dụng bao gồm tivi màu, thiết bị nghe- nhìn khác. Tivi Panasonic phát triển các dòng nhƣ LED tivi, OLED tivi và đời mới nhất hiện nay là tivi 4K. Tivi Panasonic ứng dụng công nghệ IPS (In-Plane Switching – cấu trúc tinh thể lỏng chuyển hƣớng trong mặt phẳng). Cấu trúc tinh thể này đƣợc sắp xếp theo chiều ngang (thay vì chiều dọc nhƣ các công nghệ màn hình trƣớc đây) giúp tivi luôn hiển thị hình ảnh với góc nhìn rộng và có độ tƣơng phản cao hơn và màu sắc khá trung

nghệ chèn khung hình đen, chia một khung hình thành nhiều khung giúp cải thiện đƣợc các vệt mờ, bóng đen trong các cảnh chuyển động nhanh nhất trên tivi, cho phép mô tả các hình ảnh chuyển động đƣợc chi tiết và mƣợt mà hơn. Công nghệ khử nhiễu tăng khả năng phát hiện và giúp loại bỏ tối đa đƣợc tình trạng nhoè, nhiễu, hạt mè…trên hình ảnh, giúp nhiều nội dung phong phú đƣợc thể hiện rõ ràng. Công nghệ 3D thụ động và 4K trang bị trên dòng smart tivi Panasonic cho phép trình chiếu các hình ảnh 3 chiều một cách đẹp mắt. Ngoài ra tivi Panasonic còn cung cấp cho ngƣời nghe những âm thanh vòm đa kênh với 2 công nghệ V-audio và VR-Audio Surround 2.1, cho phép mang đến các âm thanh trung thực chỉ với 2 loa tivi. Thêm vào đó, công nghệ Econavi màn hình LED thế hệ mới cho phép tiêu thụ nguồn năng lƣợng giảm hơn 30% so với dòng tivi trƣớc đây.

1.4.5.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức các phòng ban của Panasonic AVC Việt Nam

Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Ban lãnh đạo Phòng hành chính – nhân sự Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch bán hàng và sản xuất Phòng quản lý sản xuất Phòng sản xuất Phòng kĩ thuật Phòng chất lƣợng – bảo hành Phòng logistics Phòng mua hàng – kho bãi

Ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo bao gồm một Tổng giám đốc là ngƣời đại diện tƣ

cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trƣớc Lãnh đạo Tổng công ty và hội đồng quản trị về việc quản lý điều hành chung tại công ty; một Phó giám đốc phụ trách quản lý về mặt tài chính của công ty, chịu trách nhiệm phân tích các kế hoạch về mặt tài chính cũng nhƣ các báo cáo tài chính cho Tổng công ty, một Phó giám đốc phụ trách về việc sản xuất, hỗ trợ Tổng giám đốc trong việc truyền đạt nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các phòng ban chức năng, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra đôn đốc thực hiện mọi hoạt động.

Phòng hành chính – nhân sự: thực hiện quản lý, sắp xếp, bố trí và tuyển

dụng nhân sự, đề xuất với cấp trên các ý tƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng công việc của nhân viên, xây dựng các phƣơng án về chế độ, chính sách lao động, đào tạo nhân viên.

Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận làm việc trực tiếp dƣới sự hƣớng dẫn

của Phó giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm quản lý tất cả về nguồn vốn và tài chính của công ty để đảm bảo cho sự sản xuất và quá trình thƣơng mại đƣợc diễn ra một cách thuận lợi, thực hiện các báo cáo, thống kê tài chính và phân tích tài chính trong công ty để báo cáo cho Phó giám đốc tài chính, đồng thời thực hiện các công việc về kiểm toán – quyết toán tài chính mỗi năm tài chính của công ty.

Phòng kế hoạch bán hàng và sản xuất:

Đối với kế hoạch bán hàng: Làm việc với khách hàng, trực tiếp đàm phán và

tiếp nhận các đơn đặt hàng (PO), đàm phán kế hoạch giao hàng với khách hàng nƣớc ngoài. Nhận kế hoạch đơn hàng trong tƣơng lai và dự đoán kế hoạch giao hàng cho khách hàng.

Đối với kế hoạch sản xuất: Bộ phận sẽ lập kế hoạch sản xuất phù hợp (ít nhất

là trƣớc 1 tháng) để đảm bảo hàng hóa sẵn sàng để giao cho khách hàng đúng kế hoạch, chịu trách nhiệm điều chỉnh lịch sản xuất dựa vào tình hình thực tế của linh kiện nhƣng vẫn đảm bảo đúng kế hoạch giao hàng cho khách hàng.

lãnh đạo để đƣợc phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm tính toán hiệu suất làm việc và mức hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất của công ty. Bộ phận này sẽ hỗ trợ Phó giám đốc sản xuất trong việc quản lý nhân công.

Phòng sản xuất: Bộ phận này chịu trách nhiệm về tình hình sản xuất chung

của công ty. Sau khi nhận kế hoạch sản xuất từ phòng Kế hoạch bán hàng và sản xuất, bộ phận sẽ có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh kế hoạch sản xuất trong tháng dựa trên hiệu suất làm việc cho phù hợp và phân bổ lại cho các trƣởng bộ phận tại dây chuyền quản lý. Đồng thời quản lý quá trình sản xuất đƣợc diễn ra thuận lợi.

Phòng kĩ thuật: Bộ phận kĩ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch, phƣơng án kỹ

thuật, danh mục, hạng mục cung cấp cho cho các Phòng ban liên quan. Quản lý, kiểm tra, hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn. Tham gia vào việc kiểm tra xác định định mức lao động trong các công việc, các công đoạn sản xuất và xác nhận lệnh sản xuất. Đồng thời xử lý các sự cố, rủi ro phát sinh. Đảm bảo công tác kỹ thuật luôn tuân thủ quy tắc, tiêu chuẩn.

Phòng mua hàng – kho bãi:

Đối với bộ phận mua hàng: Bộ phận này phụ trách các vấn đề liên quan đến

nhập liệu các nguyên vật liệu đầu vào, tính toán về số lƣợng nguyên vật liệu cần sử dụng cho sản xuất cũng nhƣ thời gian nhà cung cấp có thể đáp ứng ứng đƣợc để có kế hoạch đặt mua nguyên vật liệu phù hợp. Chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng, đánh giá hàng năm các nhà cung cấp hiện tại, đồng thời tìm kiếm các nhà cung cấp mới nhằm mang lại lợi ích cho công ty.

Đối với bộ phận kho bãi: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động

kho bãi nhƣ sắp xếp kho bãi để nhập kho hàng hóa, dãn nhãn và đóng gói hàng hóa, chuẩn bị cho việc xuất hàng hóa theo kế hoạch, thực hiện đóng hàng lên container theo đúng quy định về an toàn và đảm bảo không xảy ra rủi ro trong quá trình đóng hàng. Quản lý hàng hóa trong kho luôn ở điều kiện tốt, gọn gàng, sạch sẽ và an toàn, quản lý các chứng từ liên quan nhƣ phiếu giao nhận hàng hóa, phiếu chuyển hàng, nhập liệu các dữ liệu liên quan đến hàng hóa vào máy tính để theo dõi báo cáo; kiểm kho và đối chiếu chênh lệch hàng tồn mỗi tháng.

Phòng logistics: Đây là phòng ban chịu trách nhiệm quản lý về vận hành xuất

khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu. Sau khi nhận kế hoạch xuất khẩu thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu, bộ phận logistics có nhiệm vụ sắp xếp và kiểm tra lịch giao hàng, lên kế hoạch và quản lý các hoạt động xuất – nhập khẩu để đảm bảo giao hàng đúng hẹn. Thƣờng xuyên kiểm tra lịch tàu nếu khi có phát sinh nhƣ tàu không khởi hành đúng lịch, theo dõi lộ trình của lô hàng để kịp thông báo tới những phòng ban liên quan và có kế hoạch ứng phó kịp thời, hạn chế ảnh hƣởng đến kế hoạch sản xuất cũng nhƣ kế hoạch bán hàng. Ngoài ra, bộ phận còn có trách nhiệm hoàn thành những thủ tục hải quan liên quan đến thanh lý nguyên vật liệu dƣ thừa hoặc báo cáo quyết toán về tình hình nguyên vật liệu nhập khẩu và thành phẩm xuất khẩu mỗi năm tài chính.

Phòng chất lƣợng – bảo hành: Nhiệm vụ chính của phòng quản lý chất lƣợng

là đảm bảo chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đáp ứng đƣợc các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định của doanh nghiệp. Xây dựng và kiểm soát hệ thống các tiêu chuẩn về chất lƣợng của từng loại sản phẩm; kiểm soát các phƣơng tiện, công cụ, thiết bị đo lƣờng phục vụ cho quá trình kiểm tra và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)