0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 50 -54 )

2.1. Tình hình kinh doanh và nhập khẩu nguyên vật liệu tại công ty Panasonic

2.1.3. Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu giai đoạn 2010-2020

Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Panasonic AVC Việt Nam đƣợc tổng hợp ở bảng 2.2 dựa trên dữ liệu của phịng Tài chính kế tốn. Theo đó, tổng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu của công ty Panasonic AVC Việt Nam chiếm khoảng 0,5% tổng doanh thu và khoảng 2% chi phí nguyên vật liệu sản xuất, với mức tổng chi phí nhập khẩu trung bình 17,5 tỷ/năm. Tác giả sẽ phân tích chi phí nhập khẩu theo từng giai đoạn phát triển doanh thu của Panasonic AVC Việt Nam bên dƣới.

Bảng 2.2: Tổng hợp chi phí xuất nhập khẩu cơng ty Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020)

Đơn vị: Tỷ VNĐ

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu 920 984 879 984 1.089 1.406 1.966 1.892 1.235 1.171 675

Chi Phí Nguyên Vật Liệu 619 648 598 692 801 1.056 1.418 1.387 897 855 517

Chi phí đƣờng biển 9,2 12,3 8,5 10,2 12,7 13,0 16,2 14,6 12,4 9,2 4,6 Chi phí đƣờng hàng khơng 3,4 5,7 2,7 4,1 7,1 4,5 3,2 3,6 3,7 1,4 2,0 Chi phí nhập khẩu khác 2,0 3,2 2,7 2,2 3,7 3,8 2,9 1,6 1,3 0,9 0,4 Tổng chi phí nhập khẩu 14,6 21,2 13,9 16,5 23,4 21,3 22,3 19,7 17,5 11,5 7,1 Tỉ lệ tổng CPNK/DT 0,5% 0,6% 0,3% 0,4% 0,6% 0,3% 0,2% 0,2% 0,3% 0,1% 0,3% Tỉ lệ tổng CPNK/NVL 2,4% 3,3% 2,3% 2,4% 2,9% 2,0% 1,6% 1,4% 1,9% 1,3% 1,4%

Ở giai đoạn một (2010-2012), giai đoạn phục hồi sau khùng hoảng kinh tế, tổng chi phí nhập khẩu trong giai đoạn này chiếm khoảng 16 tỷ VNĐ/năm, tƣơng đƣơng khoảng 0,5% doanh thu của doanh nghiệp và 3% chi phí nguyên vật liệu. Tỉ trọng chi phí nhập khẩu ở giai đoạn này cao nhất trong ba giai đoạn (giai đoạn hai khoảng 0,4% doanh thu và giai đoạn ba khoảng 0,2% doanh thu). Điểm đáng lƣu ý trong giai đoạn này là chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng không khá lớn trong tổng cơ cấu chi phí nhập khẩu. Cƣớc vận tải hàng khơng xuất phát từ việc thay đổi kế hoạch nhận hàng buộc nguyên vật liệu phải về sớm hơn. Về mặt quản lý nhập khẩu, đây là một lãng phí mà doanh nghiệp cần phải giảm bớt. Riêng năm 2011, cƣớc vận tải hàng không chiếm đến 6 tỷ VNĐ so với 13 tỷ cƣớc vận tải đƣờng biển, chiếm gần 30% tổng chi phí xuất nhập khẩu. Do đó, có thể khẳng định nếu doanh nghiệp hoạch định tốt thời gian nhập khẩu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm lên đến 30% chi phí nhập khẩu trong giai đoạn này.

Ở giai đoạn hai (2013-2017), tổng chi phí nhập khẩu của Panasonic AVC Việt Nam khoảng 21 tỷ/năm, chiếm khoảng 0,4% doanh thu và khoảng 2,2% chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nhập khẩu ở giai đoạn này là cao nhất trong ba giai đoạn, đỉnh điểm lên đến 22 tỷ VNĐ (2016). Điều này phù hợp với sự phát triển của doanh thu và mức nhập khẩu nguyên vật liệu. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng không trong giai đoạn này chiếm khoảng 25% tổng chi phí nhập khẩu, do đó giảm hơn so với giai đoạn trƣớc (bảng 2.1). Tuy nhiên, năm 2014, chi phí nhập khẩu bằng đƣờng hàng khơng lên đến 7 tỷ VNĐ, với tỉ lệ 35% cƣớc vận tải và đây cũng là mức cƣớc vận tải bằng đƣờng hàng không cao nhất đƣợc ghi nhận ở PAVCV. Nguyên nhân chính của chi phí này là do việc mở rộng phát triển của doanh nghiệp. Năm 2014 là năm doanh nghiệp tiến hành phát triển nhiều sản phẩm mới tại Việt Nam và quy hoạch sản xuất lại mạng lƣới chuỗi cung tồn cầu. Việc có nhiều mã hàng mới địi hỏi mức độ quản lý cao hơn và chi tiết hơn. Sau năm này, cƣớc hàng không của doanh nghiệp giảm dần dù doanh thu lập đỉnh ở năm 2016.

Trong giai đoạn ba (2018-2020), chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp giảm dần về mức trung bình 12 tỷ/năm, chiếm khoảng 0,2% doanh thu và 1,5% chi phí ngun vật liệu. Tác giả nhận thấy có hai nguyên nhân chính cho sự thay đổi này.

Thứ nhất, chi phí nhập khẩu giảm tuyến tính cùng quy mơ doanh thu. Do chiến lƣợc sản xuất thay đổi buộc doanh nghiệp thay đổi quy mô nhập khẩu nguyên vật liệu, từ đó chi phí này nhỏ hơn. Thứ hai, Panasonic AVC Việt Nam đã có những cải tiến đáng ghi nhận về mặt quy trình để tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu. Ở năm 2019, cƣớc hàng không của doanh nghiệp chỉ chiếm 13% tổng chi phí nhập khẩu hàng hóa, đây là năm có mức “lãng phí” tốt nhất đƣợc ghi nhận ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào năm 2020, tỉ lệ cƣớc vận tải hàng không tăng hơn gấp đôi, chiếm đến 30% tổng chi phí nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự ảnh hƣởng của đại dịch Covid-19. Trong sản xuất hàng điện tử, sự đồng bộ của nguyên vật liệu đầu vào là bắt buộc. Nếu chỉ thiếu một linh kiện điện tử, doanh nghiệp cũng không thể tiến hành sản xuất nhƣ kế hoạch. Đại dịch Covid-19 đã làm giảm nguồn cung linh kiện điện tử đáng kể trên thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất xe hơi trong giai đoạn này đã phải dừng sản xuất vì thiếu linh kiện điện tử. Tình hình này rất trầm trọng vào cuối năm 2020. Panasonic AVC Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc cung hàng không ổn định và các rủi ro khác trong chuỗi cung ứng đã buộc doanh nghiệp tốn nhiều chi phí cƣớc hàng khơng hơn so với những năm trƣớc trong giai đoạn hai và giai đoạn ba.

Sơ đồ 2.2. Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biền và hàng khơng (2010- 2020)

Nguồn: Phịng tài chính kế tốn, tác giả tổng hợp

0 10 20

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Chi phí nhập khẩu bằng đƣờng biển và đƣờng hàng không

của Panasonic AVC Việt Nam (2010-2020)

Chi phí vận tải đƣờng biển (Tỷ VNĐ)

Tóm lại, chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2010-2020 là 17 tỷ VNĐ/năm. Chi phí này tuyến tính cùng với quy mơ doanh thu. Tác giả nhận thấy có sự cải thiện trong việc quản lý nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp thông qua tỉ lệ cƣớc hàng khơng giảm dần trong cơ cấu chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất. Cƣớc hàng không của doanh nghiệp ở mức 3,8 tỷ VNĐ/ năm, khoảng 25% cƣớc nhập khẩu và là chi phí có thể tránh đƣợc. Ngồi ra, đại dịch Covid-19 có tác động đến chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 50 -54 )

×