0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 76 -76 )

2.4.1.Thành tựu

Panasonic AVC Việt Nam đã thành lập nhà máy và hoạt động ở Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng công nghệ gần 50 năm, đã có tên tuổi trong ngành cũng nhƣ trên thị trƣờng quốc tế, đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo tiền đề cho sự phát triển của Công ty tại Việt Nam. Những nhà cung cấp của công ty là những bên đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài. Chính vì vậy, hoạt động nhập khẩu của công ty cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, đảm bảo đƣợc nguồn nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu ở Panasonic AVC Việt Nam nhìn chung không có quá nhiều khác biệt so với quy trình nhập khẩu truyền thống. Đối với doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam, quy trình nhập khẩu đáp ứng đƣợc kế hoạch sản xuất, linh hoạt, và chi phí nhập khẩu cạnh tranh so với ngành. Quy trình đƣợc tổ chức chặt chẽ, có sự liên kết của nhiều phòng ban (từ phòng mua hàng, sản xuất, đến phòng logistics và tài chính kế toán) đi cùng với hệ thống thông tin quản lý. Quy trình này mang định hƣớng khách hàng cao, thông quan việc hy sinh lợi ích kinh tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng: Panasonic AVC Việt Nam sẵn sàng chuyển đổi phƣơng thức vận tải dù tăng cao chi phí để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sau định hƣớng khách hàng, quy trình cũng cân đối chi phí và không ngừng cải thiện hiệu quả. So với mức chi phí của ngành (0,45%-0,6% doanh thu), quy trình nhập khẩu của Panasonic AVC Việt Nam hiệu quả hơn (0,3% doanh thu) và không ngừng cải thiện (từ 0,5% trong giai đoạn một đến 0,3% trong giai đoạn ba).

2.4.2.Hạn chế

Qua nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp có khá nhiều ƣu điểm từ khâu quản lý nhà cung cấp đến đánh giá chất lƣợng nguyên vật liệu. Song quy trình cũng còn một số điểm có thể cải thiện để nâng cao hiệu quả cạnh trạnh của doanh nghiệp

Thứ nhất, vì doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đề cao hiệu suất, nên mức độ hao hụt ở PAVCV vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Do đó, số lƣợng nguyên vật liệu mua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc thực tế sản xuất, đôi khi doanh nghiệp phải nhập nguyên vật liệu về gấp với chi phí cao dù không có sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất.

Thứ hai, quy trình tuy có sự tƣơng tác giữa các phòng ban, nhƣng sự tƣơng tác đó còn chậm. Thông tin thay đổi kế hoạch sản xuất còn bị động và cục bộ. Việc thay đổi kế hoạch sản xuất do vậy luôn dẫn đến nhiều lãng phí trong chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu.

Nam mức độ nội địa hóa của doanh nghiệp còn chƣa cao (do yêu cầu công nghệ). Việc nội địa hóa thấp làm nổi bật nhiều nhƣợc điểm của việc nhập khẩu từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Các rào cản pháp lý, thủ tục vận chuyển, rủi ro vận chuyển, và đôi khi bất đồng ngôn ngữ tác động đến hiệu quả quy trình nhập khẩu.

Thứ tƣ, nhân sự của công ty chƣa có trình độ chuyên môn cao, vẫn còn tồn tại nhiều sai sót trong quá trình làm việc. Mỗi sai sót trong quy trình nhập khẩu đều gây ảnh hƣởng trực tiếp đến quy trình sản xuất chung của doanh nghiệp. Điều nay sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh trang của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Chƣơng 3: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỀN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐỀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM

3.1. Triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai

3.1.1.So sánh thực trạng vận hành nhập khẩu nguyên vật liệu của Panasinic AVC Việt Nam với ngành Panasinic AVC Việt Nam với ngành

Theo nghiên cứu của Rushton và cộng sự (2017) trong “Sổ tay quản lý vận tải

và phân phối hàng hóa”, chi phí vận tải trong việc nhập khẩu trong ngành công

nghệ cao chiếm khoảng 0,45%-0,65% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Chi phí vận tải này đƣợc nghiên cứu bởi công ty tƣ vấn Dialog cho nhiều doanh nghiệp tại Anh trong năm 2017. Nghiên cứu này thu thập dữ liệu của nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau bao gồm ngành nội thất, y tế, thực phẩm, bia rƣợu, xi măng, xe hơi, dầu khí, công nghệ cao, thời trang và hóa chất. Các dữ liệu về chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí lƣu trữ hàng hóa, và chi phí quản lý vận hành đƣợc cân nhắc với quy mô doanh thu của doanh nghiệp. Sau đó nhóm nghiên cứu này đƣa ra kết quả đối chuẩn của các doanh nghiên theo nhóm ngành. Theo đó, ngành công nghệ cao chiếm từ 0,45% đến 0,65% doanh thu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Với dữ liệu hiện tại của Panasonic AVC Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020, tỉ trọng chi phí nhập khẩu giảm dần từ 0,5% trong giai đoạn một xuống còn 0,3% trong giai đoạn hai và còn 0,2% trong giai đoạn ba. Theo đó, ta nhận thấy đƣợc hoạt động vận hành xuất nhập khẩu của doanh nghiệp từ giai đoạn đầu chƣa hiệu quả so với ngành, chuyển sang giai đoạn sau hiệu quả tốt hơn so với ngành. Nếu lấy riêng năm 2017 (năm thực hiện khảo sát so sánh chi phí logistic), tỉ trọng chi phí nhập khẩu trên doanh thu của Panansonic AVC Việt Nam là 0,2%, tốt hơn so với ngành là 0,45%. Điều này đã ghi nhận nỗ lực làm việc và khả năng cải tiến quy trình của doanh nghiệp trong nhiều năm hoạt động.

Tuy nhiên, việc so sánh này vẫn còn hai hạn chế. Hạn chế thứ nhất, chƣa có nghiên cứu chi phí logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam hoặc các nƣớc đang phát triển để so sánh phù hợp. Trong khi Anh là quốc gia phát triển với bối cảnh kinh tế và kĩ thuật khác so với Việt Nam. Hạn chế thứ hai, nghiên cứu của nhóm tƣ vấn Dialog dù đã đảm bảo các kĩ thuật thống kê và độ tin cậy, nhƣng cơ cấu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ở Anh có thể khác so với Panasonic AVC Việt Nam. Trong khi các doanh nghiệp ở Anh có nhiều nhà cung cấp ở châu Âu và gần với thị trƣờng hơn so với Panasonic AVC Việt Nam. Tuy vậy, dữ liệu này có ý nghĩa và là theo sự hiểu biết của tác giả, đây là nghiên cứu duy nhất đối chuẩn chi phí nhập khẩu so với doanh thu và đƣợc phân tích theo nhóm ngành.

3.1.2.Quan điểm kinh doanh

Để tồn tại và phát triển bền vững trong những năm qua, doanh nghiệp đều đƣa ra những quan điểm kinh doanh phù hợp với tình hình kinh doanh của từng năm. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn có gắng đề ra những phƣơng hƣớng phát triển và quan điểm kinh doanh trong tƣơng lai. Việc củng cố quan điểm kinh doanh giúp doanh nghiệp có phƣơng hƣớng cải thiện những quy trình trong công ty một cách phù hợp hơn, cụ thể ở đây là quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu

- Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

- Đảm bảo công ăn việc làm cho nhân sự trong công ty, dần dần từng bƣớc nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với môi trƣờng, đảm bảo Panasonic AVC Việt Nam là một công ty sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trƣờng. Panasonic AVC Việt Nam rất coi trọng việc thực hiện các mục tiêu môi trƣờng và coi đó là một trong những chính sách cho sự phát triển lâu dài của mình.

- Đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả, giảm lƣợng phế phẩm, thực hiện các chính sách 5S, định hƣớng "làm đúng ngay từ đầu".

- Từng bƣớc củng cổ và phát triển niềm tin đế xứng đáng là đối tác tin cậy với các bạn hàng trong và ngoài nƣớc.

- Mở rộng thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và đạt đƣợc các mục tiêu do tổ chức đề ra.

3.1.3.Cơ hội

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Theo Bộ Công thƣơng Việt Nam, ngành công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm nhƣ điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…Điều này dự đoán triển vọng phát triển của doanh nghiệp Panasonic AVC Việt Nam cụ thể ở trong năm 2022 và trong tƣơng lai.

Về sản xuất và kinh doanh: Năm 2022, tỷ lệ giao hàng đúng hạn hàng tháng

lớn hơn 98%. Doanh thu năm 2022 đạt mức 1,500 USD; tăng năng suất sản xuất hàng ngày lên 30%.

Về chất lượng sản phẩm: Tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng tốt, theo đúng

yêu cầu đơn đặt hàng của khách hàng. Giảm tỷ lệ phế phẩm nhỏ hơn 0,5%. Đặt mục tiêu cho năm 2022, giảm mức sản phẩm hỏng nội bộ nhỏ hơn 15%; số lƣợng khiếu nại của khách hàng nhỏ hơn 8 trƣờng hợp cả năm;

Nguồn nhân lực, tổ chức: Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển cán bộ,

sắp xếp lại tổ chức, bố trí nhân lực phù hợp với khả năng và trình độ của từng ngƣời, khuyên khích họ phát huy những thế mạnh để đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

3.1.4.Thách thức

Vấn đề quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp là dành và giữ vững thị trƣờng, chỉ cân nhìn vào số lƣợng sản phẩm, hàng hóa xuất xƣởng hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp, ngƣời ta có thể đánh giá đúng mức, đúng tầm cỡ, sức phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều mong muốn xây dựng những chiến

lƣợc để phát triển tốt hơn trong tƣơng lại. Tuy nhiên, song song với mỗi cơ hội sẽ tồn tại những thách thức riêng.

Do tỉ lệ nội địa hóa còn chƣa cao, rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp đối mặt là lớn hơn so với các doanh nghiệp có tỉ lệ nội địa hóa cao. Nhập khẩu hàng hóa từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ro từ thời gian vận chuyển, thời gian xử lý rủi ro, cỡ lô nhập khẩu yêu cầu thƣờng lớn hơn do đó số lƣợng nguyên vật liệu nhập khẩu thiếu linh hoạt. Việc này làm giảm năng suất sản xuất, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải đối mặt với những vấn đề về khách hàng và doanh thu

Về mặt công nghệ - kỹ thuật, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Ngành sản xuất công nghệ điện tử còn khá mới mẻ ở nƣớc ta. Việt Nam là nƣớc có nguồn nhân lực trẻ, nhƣng lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất điện tử, hoặc không có tay nghề cao. Để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đầu ra cũng nhƣ giảm tỷ lệ phế phỏng/ sản phẩm hƣ hỏng thì doanh nghiệp cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao tay nghề của công nhân.

Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hành chính, thủ tục hải quan buộc các doanh nghiệp phải tuân theo trong quá trình hoạt động. Các văn bản này thƣờng đƣợc cập nhật điều chỉnh và thay đổi liên tục buộc các doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật và tuân thủ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tốn chi phí để xây dựng quy trình đạo tạo nhân sự từ kiến thức đến kĩ năng, tạo cơ hội cho nhân viên đƣợc phát triển khả năng của mình để có những định hƣớng trong công việc tốt cho nhân viên, nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn để đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đào tạo sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

3.2. Định hƣớng giải pháp

Thƣơng trƣờng là chiến trƣờng, đã bƣớc chân vào kinh doanh đồng nghĩa với doanh nghiệp đang chiến đấu cho sự sống còn của mình. vấn đề quan tâm bậc nhất của các doanh nghiệp là dành và giữ vững thị trƣờng, chỉ cân nhìn vào số lƣợng sản

phẩm, hàng hóa xuất xƣởng hàng ngày, hàng tháng của doanh nghiệp, ngƣời ta có thể đánh giá đúng mức, đúng tầm cỡ, sức phát triển của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mơ ƣớc có đƣợc một thị trƣờng rộng, tự chi phối và làm chủ đƣợc thị trƣờng. Để đảm bảo số lƣợng sản phẩm, hàng hóa xuất xƣởng hàng ngày thì phụ thuộc rất nhiều vào quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất của doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầu vào giúp doanh nghiệp tăng đƣợc lợi thể cạnh tranh, mọi hoạt động khác trong công ty cũng đƣợc đảm bảo đƣợc diễn ra theo đúng kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, thực hiện tốt quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp cải thiện đƣợc chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nắm đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện quy trình nhập khẩu, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cản thiện quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu nhƣ sau:

3.2.1.Nhóm giải pháp về thị trƣờng nhập khẩu

Công ty cần có những biện pháp giúp đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng nhập khẩu nguyên vật liệu. Trong hơn hai năm hoạt động tại thị trƣờng Việt Nam, công ty vẫn nhập khẩu nguyên liệu đầu vào theo một cơ chế cũ, làm ăn với những bạn hàng truyền thống, thƣờng chỉ là những nƣớc, những công ty đã có quan hệ làm ăn với Panasonic. Do đó, không tạo đƣợc những cơ hội mới cho công ty về nguồn hàng, cũng nhƣ tiếp cận với thị trƣờng nhập khẩu mới, không tạo đƣợc tiền đề cho đầu ra của doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cho công ty vào thời điểm này là phải tìm hiểu xem ngoài những thị trƣờng nhập khẩu truyền thống, còn có những thị trƣờng khác cung cấp những nguyên liệu làm đầu vào cho sản xuất của công ty hay không? Chất lƣợng những nguyên liệu ấy nhƣ thế nào? Giá cả phải chăng? Sau đó, công ty nên lập ra một bảng so sánh giữa những nhà cung cấp. Và chọn ra nhà cung cấp hiệu quả nhất. Liên hệ với nhà cung cấp đó. Có thể nhập khẩu song song từ các nhà cung cấp truyền thống và những nhà cung cấp mới.

Tiến hành đƣợc công việc này, giúp doanh nghiệp luôn duy trì sản xuất kinh doanh, chủ động đƣợc nguồn nguyên vật liệu... Hoạt động dƣới cơ chế thị trƣờng, nên bất kì loại hình kinh tế nào cũng đều gắn với thị trƣờng. Hiểu đƣợc thị trƣờng

thì doanh nghiệp sẽ duy trì đƣợc hiệu quả hoạt động cao nhất. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu thị trƣờng nhập khẩu nguyên vật liệu là rất cần thiết và cần có sự quan tâm thích đáng hơn nữa.

3.2.2.Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nhập khẩu

3.2.2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng

Trong kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, yêu cầu về vốn kinh doanh là rất lớn và phải huy động trong thời gian ngắn, nên việc vay vốn các tổ chức tín dụng là điều tất yếu. Quan hệ của công ty với các ngân hàng là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc huy động và sử dụng vốn của công ty.

Công ty TNHH Panasonic AVC Việt Nam là một doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài có ƣu thế về vốn tự có và sự hỗ trợ từ công ty mẹ nên công ty ít gặp khó khăn về vốn. Tuy nhiên, để thực hiện những chiến lƣợc nhập khẩu nguyên vật liệu thì nhu cầu về vốn có thế xuất hiện bất kỳ lúc nào. Do vậy mối quan hệ với các ngân hàng càng vững chắc thì khả năng đảm bảo an toàn về tài chính trong những trƣờng hợp đột biến càng đƣợc đảm bảo. Hơn nữa, một khi mối quan hệ với các ngân hàng đã vững chắc, thủ tục vay vốn cũng sẽ bớt rƣờm rà, phức tạp... tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiến hành các hoạt động thƣờng xuyên liên tục, tạo điều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO SẢN XUẤT MẶT HÀNG TIVI TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 76 -76 )

×