Khái niệm về hiệu quả của hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 71 - 72)

Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng, với các cơ chế quản lý khác nhau, mục tiêu trong từng giai đoạn khác nhau nhƣng bao trùm lên cả vẫn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh và phát triển thích hợp đảm bảo ứng phó kịp thời với những thay đổi của thị trƣờng, phải thiết lập các kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện chúng sao cho hiệu quả. Hiệu quả là thƣớc đo tổng hợp phản ánh năng lực hoạt động, trình độ kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu hay hiệu quả nói chung thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra đê sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến mục tiêu của doanh nghiệp.

Hiệu quả đƣợc tính theo cách tuyệt đối

H = K - C

Trong đó: H - Hiệu quả của hoạt động K - Kết quả đạt đƣợc

C - Hao phí nguồn lực cần thiết ứng với kết quả K

Hoặc, cũng có thể đƣợc tính theo cách tƣơng đối: H = K/C (trong đó: H, K, C đƣợc giải thích nhƣ trên.)

Cũng có thể hiểu hiệu quả của hoạt động nhập khẩu theo khái niệm "hiệu quả kinh tế" nói chung. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:

Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì "hiệu quả sản xuất diễn rakhi xã hội không thể tăng sản lƣợng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất

nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Nó chƣa phải là một khái niệm hiệu quả chung nhất.

Quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả nhận đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Đại diện của trƣờng phái này là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: "Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.

Một quan điểm khá phổ biến, đƣợc nhiều ngƣời biết và sử dụng đó là: Hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng (hoặc một quá trình) kinh tế phản ánh đã lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu xác định. Đây là một khái niệm tƣơng đối đầy đủ phản ảnh đƣợc hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung, và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu nó phản ánh chất lƣợng của hoạt động, cũng nhƣ trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực... ) để đạt đƣợc mục tiêu doanh nghiệp. Bản chất của hiệu quả hoạt động nhập khẩu là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực xã hội tính riêng cho hoạt động nhập khẩu. Đây là hai mặt liên quan rất mật thiết của hiệu quả kinh tế trong hoạt động nhập khẩu, gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra, yêu cầu phải khai thác tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực, để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng đến các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP cải THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN vật LIỆU CHO sản XUẤT mặt HÀNG TIVI tại CÔNG TY TNHH PANASONIC AVC VIỆT NAM (Trang 71 - 72)