3.3.2.1. Xây dựng thang đo chính thức
Các thang đo đƣợc xây dựng và điều chỉnh sau nghiên cứu sơ bộ cho phù hợp với các đối tƣợng, lĩnh vực nghiên cứu và đối tƣợng khách hàng cá nhân tại thị trƣờng Việt Nam, cụ thể là thị trƣờng Thành phố Hồ Chí Minh. Các thang đo đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm và sẽ đƣợc sử dụng trong bƣớc nghiên cứu định lƣợng sơ bộ tiếp theo trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ. Tác giả lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 này vì đặc điểm của thang đo này phù hợp với đặc điểm của ngƣời tiêu dùng Việt Nam vì ngƣời tiêu dùng thƣờng muốn thực hiện khảo sát một cách nhanh chóng và đơn giản. Ngoài ra, thang đo này cũng đã đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu trƣớc đây.
Để xây dựng các chỉ báo hay mục hỏi cho các thang đo cần dự vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc và kết quả trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng thang đo chính thức
Biến Nội dung câu hỏi Mã hóa Nguồn
Tính di động và tiện lợi
Tôi có thể sử dụng ví điện tử bất cứ
khi nào tôi muốn DĐTL1
Tu, N. V. (2019)
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử thuận tiện vì tôi có phƣơng tiện vì tôi có các phƣơng tiện và công cụ phù hợp để sử dụng bên cạnh mình
DĐTL2
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử thuận tiện vì dịch vụ nhanh chóng và đơn giản
Nhận thức dễ sử dụng Tôi nghĩ tôi có thể học cách sử dụng ví điện tử dễ dàng SD1 Tu, N. V. (2019)
Tôi nghĩ tôi có thể nhanh chóng thành thạo sử dụng ví điện tử dễ dàng
SD2
Tôi nghĩ quy trình sử dụng ví điện
tử dễ dàng SD3
Nhận thức hữu
ích
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử
giúp tôi tiết kiệm thời gian NTHI1
Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016)
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử có lợi vì ví điện tử có nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn
NTHI2
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử
giúp tôi thanh toán dễ dàng hơn NTHI3 Tôi nghĩ ví điện tử là một phƣơng
thức thanh toán an toàn so với thanh toán tiền mặt về mặt sức khỏe trong thời gian có dịch bệnh
NTHI4
Chuẩn chủ quan
Đồng nghiệp hay bạn bè tôi khuyên
tôi sử dụng ví điện tử CQ1
Tu, N. V. (2019)
Phƣơng tiện truyền thông giúp tôi
biết đến ví điện tử CQ2 Các thành viên trong gia đình
khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử CQ3
Niềm tin
Tôi nghĩ nhà cung cấp ví điện tử luôn cung cấp dịch vụ thanh toán an toàn
NT1
Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016)
Tôi nghĩ nhà cung cấp ví điện tử
Tôi nghĩ rủi ro bảo mật khi sử dụng
ví điện tử thấp NT3 Tôi nghĩ sử dụng ví điện tử sẽ an
toàn hơn để thực hiện giao dịch NT4
Nhận thức rủi
ro
Tôi nghĩ không an toàn khi sử dụng
ví điện RR1
Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016)
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử có
nhiều thứ không chắc chắn RR2 Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử rủi
ro hơn thanh toán truyền thống RR3
Ý định sử dụng
Tôi có ý định sử dụng ví điện tử
trong thời gian tới YD1
Liu, G. S., & Tai, P. T. (2016)
Tôi sẵn sàng sử dụng ví điện trong tƣơng lai gần
YD2
Tôi nghĩ việc sử dụng ví điện tử rất cần thiết
YD3
3.3.2.2. Xác định kích thƣớc mẫu
Tác giả lựa chọn cách lấy mẫu bằng phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc tác giả có thể lựa chọn các đối tƣợng mà họ tiếp cận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Về cách chọn kích thƣớc mẫu, tác giả nghiên cứu và tìm thấy có nhiều cách để chọn kích thƣớc mẫu thích hợp với đề tài nghiên cứu. Đầu tiên, theo Hair và cộng sự (2014) cho rằng kích thƣớc mẫu tối thiểu (N) để sử dụng EFA là N=5*số biến đo lƣờng tham gia EFA, và kích thƣớc mẫu tốt là kích thƣớc nên từ 100 trở lên. Bên cạnh đó, tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích theo nghiên cứu này nên là 5:1 hoặc 10:1 và một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1 để đạt kết quả tốt. Dựa trên quan điểm này, mô hình nghiên cứu của tác giả áp dụng có 23
biến đo lƣờng tham gia EFA thì kích thƣớc mẫu tối thiểu cho bài nghiên cứu này nên là N=5*23=115.
Ngoài ra, để tìm kích thƣớc mẫu tối thiểu (N) cho phân tích hồi quy, Green (1991) đƣa ra hai trƣờng hợp. Trƣờng hợp một, nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình nhƣ R2, kiểm định F ... thì cỡ mẫu tối thiểu là N=50 + 8m, trong đó với m là số biến độc lập chúng ta đƣa vào phân tích hồi quy, không phải là số biến quan sát hay số câu hỏi của nghiên cứu. Trƣờng hợp hai, nếu mục đích muốn đánh giá các yếu tố của từng biến độc lập nhƣ kiểm định t, hệ số hồi quy … thì cỡ mẫu tối thiểu nên là N=104 + m, trong đó m cũng đƣợc định nghĩa nhƣ trƣờng hợp một. Dựa trên quan điểm này, mô hình nghiên cứu của tác giả có 7 biến độc lập để đƣa vào phân tích hồi quy thì kích thƣớc mẫu tối thiểu cho bài nghiên cứu này trong hai trƣờng hợp lần lƣợt là 106 và 111.
Bên cạnh đó, Harris (1985) cho rằng cỡ mẫu phù hợp để chạy hồi quy đa biến phải bằng số biến độc lập cộng thêm ít nhất là 50. Dựa trên quan điểm này, mô hình nghiên cứu của tác giả có 7 biến độc lập thì kích thƣớc mẫu tối thiểu cho bài nghiên cứu này là 57.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), cỡ mẫu là n ≥ 50 + 8p (n: kích thƣớc mẫu tối thiểu cần thiết, p: số lƣợng biến độc lập trong mô hình). Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n ≥ 50 + 8*6 = 98.
Dựa trên những lý thuyết về cách chọn kích thƣớc mẫu hợp lý để thực hiện khảo sát và nghiên cứu, bài nghiên cứu này đƣa ra kích thƣớc mẫu trong khoảng 200 mẫu.
Cách thức chọn mẫu: Tác giả lựa chọn 200 ngƣời bất kỳ để khảo sát Để kiểm định tƣơng quan giữa hai biến X và Y ta đặt giả thuyết H0: 0 (nghĩa là hai biến không có quan hệ tuyến tính với nhau) H1: 0 (nghĩa là hai biến có quan hệ tuyến tính với nhau)
Sau đó dùng P-Value: Nếu sig. < 0.05 thì bác bỏ H0, chấp nhận H1. Nếu sig. > 0.05 thì chấp nhận H0.