Gia tăng Tính di động và tiện lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 86 - 87)

Theo kết quả nghiên cứu này, Tính di động và tiện lợi là nhân tố tác động tích cực mạnh thứ hai đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng tại Việt Nam. Do đó, các nhà cung ứng dịch vụ VĐT cần chú trọng phát triển công nghệ để có thể nâng cao tính linh hoạt và tiện lợi của VĐT để thu hút ngƣời tiêu dùng tham gia sử dụng dịch vụ VĐT:

- Cải thiện tốc độ truy cập vào website hay ứng dụng VĐT cũng như đảm bảo

tốc độ truyền dữ liệu và xử lý giao dịch ổn định: Nguyen và Pham (2017) cho rằng

việc cài tiến này giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tại bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ lúc nào. Thời gian truy cập hay mở ứng dụng VĐT cũng nhƣ sử dụng VĐT để thực hiện giao dịch nhanh chóng trong tích tắc mà không bị gián đoạn ở nhiều nơi và bất kể thời gian nào có thể giúp ngƣời tiêu dùng tăng ý định sử dụng vì tiết

kiệm nhiều thời gian cũng nhƣ giúp tăng cảm nhận về việc sử dụng VĐT có thể nhanh chóng và thuận tiện.

- Mở rộng quan hệ với các đối tác là các nhà mạng để nâng cao tính di động

và tiện lợi: Theo Tu, N. V. (2019), các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ví di động

nên mở rộng hợp tác với các nhà mạng điện thoại để có thể cung cấp cho khách hàng những gói ƣu đãi về data nhƣ đăng ký 3G và 4G để giúp ngƣời tiêu dùng có thể kết nối Internet một cách đơn giản, nhanh chóng với chi phí hợp lý để họ có thể sử dụng dịch vụ VĐT một cách thuận lợi trong nhiều trƣờng hợp khác nhau.

- Cải tiến công nghệ giúp người tiêu dùng có thể thực hiện giao dịch thanh

toán mà không có kết nối Internet: Theo Tu, N. V. (2019), các nhà cung ứng dịch vụ

ví di động nên nâng cao công nghệ để giúp khách hàng vẫn có thể tiếp tục thực hiện giao dịch thanh toán khi kết nối Internet của họ không ổn định hoặc có thể bị gián đoạn. Trên thế giới, công ty Klozest cho phép hoạt động giao dịch tiếp tục diễn ra mặc dù không có kết nối Internet bằng cách sẽ tiếp tục thực hiện bƣớc tiếp theo khi thiết bị di động đƣợc kết nối Internet lại mà ngƣời tiêu dùng không cẩn thực hiện lại giao dịch đó (Chakraberty, 2017). Các nhà cung ứng dịch vụ VĐT tại Việt Nam có thể nghiên cứu và tìm ra cách thức để nâng cao công nghệ giúp ngƣời tiêu dùng có thể thực hiện dễ dàng giao dịch thanh toán với bất kì điều kiện kết nối Internet nhƣ thế nào để có thể gia tăng tính di động và tiện lợi cho họ, từ đó ngƣời tiêu dùng có thể tăng ý định sử dụng VĐT vì tính năng nổi bật này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 86 - 87)