Nhận thức dễ sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 80 - 83)

Nhận thức dễ sử dụng là nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều mạnh nhất đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β = 0.256). Kết quả cho thấy nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Amin (2009); Venkatesh et al. (2012); Nguyen và Pham (2017); Gia-Shie Liu & Pham Tan Tai (2016); Phuong, N.T.L. (2016); Tu, N. V. (2019). Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng ngƣời tiêu dùng sẽ dùng VĐT khi họ cảm thấy có thể làm quen và sử dụng VĐT một cách dễ dàng và nhanh chóng để tiết kiệm thời gian của họ trong thời đại ngày nay – thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển nên những công nghệ thông minh mới càng dễ dàng tiếp cận với ngƣời tiêu dùng.

4.5.2. Tính di động và tiện lợi

Tính di động và tiện lợi là nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều thứ hai đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β = 0.305). Kết quả cho thấy nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Nguyen và Pham (2017), Gia-Shie Liu & Pham Tan Tai (2016), Tu, N. V. (2019). Khi ngƣời tiêu dùng nhận thấy họ có thể sử dụng VĐT ở bất kì nơi nào và trong nhiều hoàn

đến một nơi nào đó… một cách đơn giản và thuận tiện, họ sẽ phát triển ý định sử dụng VĐT.

4.5.3. Nhận thức hữu ích

Nhận thức hữu ích là nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều thứ ba đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β = 0.187). Kết quả cho thấy nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Amin (2009); Venkatesh et al. (2012); Nguyen và Pham (2017); Gia-Shie Liu & Pham Tan Tai (2016); Phuong, N.T.L. (2016); Tu, N. V. (2019). Kết quả này cho thấy khi ngƣời tiêu dùng có nhận thức cao về công dụng, lợi ích và tính hữu hiệu của việc sử dụng VĐT trong cuộc sống thì họ sẽ gia tăng ý định sử dụng VĐT.

4.5.4. Chuẩn chủ quan

Chuẩn chủ quan là nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều thứ tƣ đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β = 0.125). Kết quả cho thấy nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Venkatesh et al. (2012); Phuong, N.T.L. (2016); Tu, N. V. (2019) và trái với kết quả nghiên cứu của Nguyen và Pham (2017) cho rằng yếu tố này không ảnh hƣởng đến ý định sử dụng dịch vụ thƣơng mại điện tử. Mặc dù xã hội đang ngày càng phát triển dẫn theo trình độ con ngƣời ngày càng tăng và họ có thể tự đƣa ra quyết định của bản than, nhƣng với đặc tính tập thể của ngƣời dân Việt Nam hiện nay, ngƣời tiêu dùng sẽ hay bị ảnh hƣởng bởi ý kiến của những ngƣời quan trọng đối với họ bao gồm ngƣời than trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời nổi tiếng mà họ yêu thích. Do đó, lời khuyên từ những ngƣời có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của ngƣời tiêu dùng về việc nên sử dụng VĐT sẽ giúp họ tăng ý định sử dụng VĐT.

4.5.5. Niềm tin

Niềm tin là nhân tố có ảnh hƣởng thuận chiều thứ năm đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β=0.120). Kết quả cho thấy nhân tố này có ảnh hƣởng thuận chiều phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Amin (2009); Nguyen và Pham (2017); Gia-Shie Liu & Pham Tan Tai (2016); Phuong, N.T.L. (2016); Tu, N. V. (2019). Kết quả này giúp chúng ta thấy đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm đến yếu

tố bảo mật và an toàn để tin tƣởng và an tâm khi sử dụng bất kì công nghệ nào. Họ luôn muốn bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của mình một cách an toàn nhất. Do đó, khi ngƣời tiêu dùng có niềm tin vào việc sử dụng VĐT một cách an toàn thì họ sẽ tăng cƣờng ý định sử dụng VĐT.

4.5.6. Nhận thức rủi ro

Nhận thức rủi ro là nhân tố có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến ý định sử dụng VĐT của ngƣời tiêu dùng (β = -0.388). Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trƣớc đây của Gia-Shie Liu & Pham Tan Tai (2016). Ngƣời tiêu dùng hay có những lo sợ về việc mất thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng, dẫn đến có thể ảnh hƣởng đến quyền riêng tƣ và mất tiền trong tài khoản điện tử. Do đó, nếu ngƣời tiêu dùng cho rằng việc sử dụng VĐT sẽ gặp nhiều rủi ro thì họ sẽ giảm ý định sử dụng VĐT.

CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƢỞNG đến ý ĐỊNH sử DỤNG ví điện tử của NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM – KHẢO sát tại THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 80 - 83)