Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BIA HƠI SÀI GÒN – MÊ LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN (Trang 89)

Bên cạnh những kết quả đạt được kể trên thì công ty cũng còn tồn tại những khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục như:

Thứ nhất, năng lực marketing của công ty vẫn đang ở dạng trung bình chưa phát huy hết tiềm lực mà doanh nghiệp đang có. Các hoạt động Marketing của công ty chưa thật sự rõ nét, chưa được đầu tư chú ý. Cần có nhiều hoạt động Marketing thiết thực và hiệu quả hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động tiêu thụ của công ty nói riêng. Hoạt động Marketing của công ty nói chung chưa được đầu tư một cách bài bản.

Thứ hai, nhân lực của công ty trong việc thực hiện các hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ còn thiếu.

Thứ ba, các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của công ty chưa thực sự rõ nét và để lại được dấu ấn đối với người tiêu dùng.

Thứ tư, sự phối hợp giữa đội ngũ giám sát bán hàng, nhân viên phát triển thị trường của công ty với hệ thống đại lý chưa thực sự ăn ý với nhau. Một số các đại lý chưa nhiệt tình chia sẻ với công ty để đồng hành cùng phát triển bền vững.

Thứ năm, đội ngũ thị trường chưa bám sát với từng điểm bán nhỏ lẻ.

Thứ nhất, Công ty cổ phần bia rượu Sài Gòn - Đồng Xuân hiên nay vẫn chưa có phòng marketing riêng, các hoạt đông marketing được thực hiện chung với công việc của phòng tiêu thụ và phát triển thị trường cũng như một số phòng ban khác có liên quan.

Thứ hai, ngân sách đầu tư dành cho các hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing còn chưa nhiều.

Ngoài ra, vì không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu nên bia rượu thuộc danh mục khách hàng cắt giảm đầu tiên khi gặp khó khăn hoặc khủng hoảng kinh tế. Ngày càng nhiều các hãng bia trong và ngoài nước cạnh tranh khốc liệt.

Hơn nữa, bia rượu là những thức uống không được khuyến khích. Các biện pháp để hạn chế quảng cáo và tiêu dùng bia rượu ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty, Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đánh vào mặt hàng này càng cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua các phân tích và đánh giá trên, đã thấy được công ty Cổ phần Bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân đã có những cố gắng, không ngừng nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững trên thị trường cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

Tuy nhiên, năm 2019 công ty gặp nhiều khó khăn do những chính sách mới ban hành của Nhà Nước cũng như sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cả trong và ngoài nước đã làm cho công ty giảm đáng kể số lượng tiêu thụ bia hơi ra thị trường so với các năm trước. Điều đó gây khó khăn cho công ty trong quá trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đòi hỏi công ty phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường cũng như các đối thủ nhiều hơn nữa cũng như các giải pháp marketing cụ thể và phù hợp hơn nữa.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BIA HƠI SÀI GÒN – MÊ LINH CỦA CÔNG TY CP BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN 3.1 Tiềm năng phát triển của sản phẩm Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh

3.1.1 Tiềm năng phát triển thị trường

Euromonitor cho biết trong một báo cáo công bố hồi tháng 7 về thị trường bia ở khu vực châu Á Thái Bình Dương “Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng. Nhờ văn hóa tiêu dùng đường phố và tốc độ đô thị hóa nhanh, Việt nam được dự báo sẽ có mức tăng trưởng lớn nhất trong giai đoạn 2016 - 2021”.

Đúng là như vậy dạo qua các đường phố hoặc các vùng nông thôn Việt Nam nhất là những ngày hè nóng bức nơi sôi động nhất sẽ là các quán bia. Bia là một thứ đồ uống giải khát, tụ tập bạn bè, ăn uống, … rất phổ biến ở Việt Nam.

Ông John Ditty, đối tác quản lý của KPMG Việt Nam cũng cho rằng: “Không có nhiều thị trường còn sót lại có tiềm năng phát triển cho các nhà sản xuất bia như Việt Nam”

Đó là những nhận định và nghiên cứu vô cùng sát thực cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường bia Việt Nam nói chung và bia hơi nói riêng.

Đứng đầu Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á – là xếp hạng của Việt nam về sản lượng tiêu thụ bia, qua đó cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bia Việt Nam trên bản đồ thế giới. Với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ ngoại, các doanh nghiệp bia nội sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức để bứt tốc trên trường đua.

Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 khép lại với tốc độ GDP tăng trưởng ở mức 7,1%, với sự đóng góp của ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ chiếm đến 3%. Trong đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG – một thành phần quan

trọng của ngành dịch vụ, bắt đầu có dấu hiệu hồi phục được ghi nhận ở hầu hết các nhóm ngành hàng và tăng trưởng ở mức 3,3% so với năm 2017.

Hình 3.1: Đóng góp của các mặt hàng trong ngành hàng FMCG

(Theo số liệu của Nielsen tháng 1/2019)

Năm 2018, bia tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu ngành FMCG, có thể nói Việt Nam là một trong những thị trường bia sôi động nhất thế giới với tổng sản lượng tiêu thụ bia hơn 4,67 tỷ lít, tốc độ tăng trưởng đạt 7% so với cùng kỳ. Dự báo đến năm 2020, sản lượng bia toàn ngành sẽ đạt từ 4 - 4,25 tỷ lít/năm, đến 2035 sản xuất 5,5 tỷ lít bia.

Giới phân tích cho rằng, thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ dân số trẻ và thu nhập tăng. Thị trường lớn và ngày càng mở rộng, bia và đồ uống có cồn cũng được xem là thị trường chậm bão hòa so với nhiều ngành kinh doanh khác. Điều này đã thu hút hàng loạt ông lớn trong và ngoài nước muốn có phần tại thị trường giàu tiềm năng này.

Ngoài ra việc tiềm năng của thị trường bia Việt Nam còn được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.2: Lượng tiêu thụ các loại đồ uống có cồn ở Việt Nam

Qua sơ đồ trên ta thấy bia là loại đồ uống có sản lượng tiêu thụ vượt trội hơn hẳn so với các đồ uống có cồn khác tại Việt Nam. Điều này nói lên sự ưa chuộng của người Việt với bia nói chung và bia hơi nói riêng. Trong khi rượu chỉ chiếm 2%, vang là 0.5% và các loại đồ uống khác là 0.5% thì bia chiếm tới 97% áp đảo hẳn. Đây là những con số biểt nói cho thấy tiềm năng của thị trường bia ở Việt Nam.

trưởng 5%/năm cho đến năm 2022 và VCSC đánh giá đây là dự báo khá hợp lý, nhờ vào nhiều yếu tố hỗ trợ trong đó có thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam dành cho bia. Cụ thể, bia chiếm hơn 90% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Việt Nam và là sự lựa chọn hàng đầu cho các buổi họp mặt gia đình, bạn bè, tại nhà cũng như ở hàng quán.

Chưa kể, mỗi năm, Việt Nam có thêm khoảng 1 triệu người đạt độ tuổi hợp pháp để uống đồ uống có cồn (18 tuổi), cùng với cơ cấu dân số khá trẻ với độ tuổi trung bình khoảng 31 tuổi, so với 37 tại Thái Lan và Trung Quốc.

Nhấn để phóng to ảnh

Hình 3.3: Tổng lượng tiêu thụ và lượng bia tính theo đầu người ở Việt Nam

Hình 3.4: Sơ đồ tiêu thụ bia /người ở một số thị trường

Tiêu thụ bia ở Việt Nam được dự báo tăng 65% từ năm 2011 đến năm 2021. Đây là một tính hiệu rất tích cực cho các công ty bia nói chung và công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân nói riêng. Qua sơ đồ ta nhận thấy trong khi hầu hết các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được dự báo sản lượng tiêu thụ bia sẽ giảm trong giai đoạn 2011 – 2021 thì Việt Nam lại được dự báo tăng tới 65%.

Quả thật tiền năng phát triển của thị trường bia rất lớn. Cũng là cơ hội phát triển thị trường, nâng cao tiêu thụ cho bia hơi Sài Gòn – Mê Linh.

Ngoài ra,SSI cho biết sản lượng bia ở Việt Nam năm 2019 đạt 4,6 tỷ lít năm 2019, tăng cao hơn cùng kỳ 10%. Mức tăng trưởng này cao hơn so với con số 2 năm qua từ 5% đến 6%. Nguyên nhân là xu hướng người trẻ tuổi ở Việt Nam ra ngoài uống bia nhiều hơn để tìm kiếm trải nghiệm mới và và để giao lưu.

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Kantar, số hộ gia đình ăn uống ở ngoài nhiều hơn ở nhà so với trước đây tăng thêm 40% trong giai đoạn 2015-2019. Còn Nielsen cũng đánh giá mức tiêu thụ bia theo giá trị tăng

trưởng khả quan hơn so với các mặt hàng tiêu dùng nhanh khác ở Việt Nam. Theo Euromonitor, sản lượng bia ở Việt Nam sẽ đạt 4,9 tỷ lít trong năm 2021, tương đương với mức tăng trưởng tuyệt đối hàng năm 5,5%. Sản lượng bia tiêu chuẩn và cao cấp sẽ có mức tăng lần lượt là 5,5% và 7%. Các sản phẩm bia cao cấp nhập khẩu được dự đoán có tốc độ tăng cao nhất - 10,3%.

Còn theo quan điểm của SSI, do ảnh hưởng của luật về việc phòng chống tác hại của rượu bia, tăng trưởng sản lượng bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức 2 con số. SSI dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định ở mức 6-7% trong năm 2020.

Theo đó, SSI Research đã đề cập đến những ảnh hưởng của sản lượng ngành bia sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. SSI cho biết, các biện pháp giảm tiêu thụ rượu bia bao gồm: cấm quảng cáo trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông trong khung thời gian cụ thể; cấm bán hàng tại các địa điểm công cộng cụ thể như bệnh viện và trường học; cấm bán cho người dưới 18 tuổi và cấm lái xe sau khi uống rượu bia.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ gia tăng các chương trình giáo dục cộng đồng để giáo dục cho người tiêu dùng về tác động tiêu cực của việc uống quá nhiều đồ uống có cồn đối với cuộc sống hàng ngày của người dân. Trong khi điều này sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành, các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các thương hiệu lớn, SSI nhận định.

Mặt khác, dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Corona (nCoV) kéo dài dự báo sẽ tác động tiêu cực đến nhiều nhóm ngành tại Việt Nam, trong đó có ngành bia. Theo nhiều ý kiến, việc giảm tụ tập khiến lượng khách tại những quán ăn, quán nhậu giảm sút đáng kể, tiếp nối sự ‘ảm đạm’ sau Nghị định cấm sử dụng bia rượu khi lái xe có hiệu lực từ đầu năm. Kết quả, tiêu thụ bia của những doanh nghiệp trong ngành như Bia Hà Nội (BHN), Sabeco (SAB) cũng

bị ảnh hưởng.

Đặc biệt tại SAB, theo giới phân tích, kênh phân phối bia thông qua các nhà hàng, quán nhậu (on-trade channel) hiện chiếm tỷ trọng lớn 70-80% doanh số ngành bia của Công ty, vì thế sản lượng bia tiêu thụ trong năm 2020 dự giảm 20% và giá bán sẽ được điều tiết từ 5-10% theo cung và cầu thị trường khi nhu cầu ngày càng giảm.

Trong báo cáo của SSI Research, mặc dù đưa ra quan điểm trung lập với ngành bia, song đơn vị này cũng nhấn mạnh cùng với sự lây lan của virus Corona, người tiêu dùng sẽ dành ít thời gian hơn ở chỗ công cộng và tụ họp, điều này gây bất lợi cho ngành bia, ít nhất là trong quý 1/2020.

Từ những phân tích trên ta thấy mặc dù thị trường tiêu thụ bia vẫn được coi là hẫp dẫn điều đó cũng đi kèm với sẽ có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh để muốn chiếm lấy thị trường màu mỡ này. Đồng thời cùng với các nghị định, luật lệ ban hành từ phía Nhà Nước khắt khe hơn cho thị trường bia cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ phía dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra đã gây ra không ít khó khăn trở ngại cho toàn thị trường bia nói chung và Công ty Cổ phần Bia Rượu Sài Gòn – Đồng Xuân nói riêng vì vậy công ty cần có những kế hoạch và phương án phù hợp.

3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân Đồng Xuân

Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:

- Ổn định sản xuất kinh doanh, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; - Sản xuất các sản phẩm bia Sài Gòn – đạt chất lượng cao theo sản lượng ký kết với Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – NGK Sài Gòn;

- Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm riêng của Công ty từ đó tạo ra lợi ích cho cổ đông, ổn định đời sống cho người lao động, đóng góp ngân sách cho nhà nước.

Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tuân thủ định hướng phát triển trung và dài hạn của công ty mẹ là Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở củng cố nguồn lực về nhà máy thiết bị máy móc, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực về kỹ thuật, công nghệ.

- Tiếp tục phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh riêng của nhà máy như bia hơi, gia công cho đối tác nước ngoài…

Các mục tiêu phát triển bền vững: Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu, hóa chất không gây ô nhiễm môi trường; nâng cao tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở tuân thủ các Hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn ISO 9001:2005, Hệ thống tiêu chuẩn FFSC:22000, ISO 17025:2017, ISO 14001:2005. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng.

Ngoài các định hướng chung kể trên công ty cũng nhận thức được những cơ hội cũng như thách thức phát triển của sản phẩm bia hơi Sài Gòn – Mê Linh tại thị trường Việt Nam. Công ty Cổ phần bia rượu Sài Gòn – Đồng Xuân đã đưa ra định hướng phát triển cho sản phẩm này như sau:

Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa quy trình sản xuất để đem đến cho người tiêu dùng những lít bia hơi Sài Gòn – Mê Linh ngon nhất, đảm bảo chất ylượng nhất.

Phát triển hệ thống phân phối để mở rộng thị trường, có các chương trình ưu đãi để nhiều đại lý, nhiều quán bán lẻ được mở trên khắp địa bàn cả nước.

Tăng cường chăm sóc khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.

Nâng cao chất lượng cũng như sản lượng tiêu thụ bia Hơi Sài Gòn – Mê Linh

Xây dựng thương hiệu bia hơi Sài Gòn – Mê Linh là lựa chọn số 1 đối với người tiêu dùng.

Một số mục tiêu cụ thể năm 2020 của công ty như sau:

- Sản lượng sản xuất Bia hơi các loại: 10,000,000 lít (trong đó Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh là 7,743,500 lít)

- Sản lượng tiêu thụ sản phẩm Bia hơi các loại: 10.000.000 lít (trong đó Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh là 7,743,500 lít)

- Giữ vững hệ thống kênh phân phối trọng điểm năm 2019: Không quá 05 đại lý thanh lý hợp đồng.

- Phát triển thêm: 10 - 15 đại lý, thực hiện từ tháng 03 đến tháng 08/2020.

- Thực hiện hiệu quả chương trình chăm sóc khách hàng và mở mới điểm bán cho sản phẩm bia hơi từ 15/4/2020 đến 15/7/2020.

Công ty tập trung nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển bền vững và tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông và các bên liên quan;

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp là tìm kiếm doanh thu, lợi nhuận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BIA HƠI SÀI GÒN – MÊ LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN (Trang 89)