Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BIA HƠI SÀI GÒN – MÊ LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN (Trang 74 - 77)

2.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh Bia hơi Sài Gòn – Mê Linh của

2.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Trong 5 năm vừa rồi, mức độ cạnh tranh ngành bia nói riêng chưa bao giờ lại khốc liệt như vậy

Đối với thị trường bia nói chung:

Theo số liệu mới công bố của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), hiện cả nước có 117 cơ sở sản xuất bia tại 44/63 tỉnh thành phố trên cả nước. Sản lượng sản xuất tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. 6 tháng đầu năm 2017, ước cả ngành sản xuất được 1,4 tỉ lít, tăng 7,2% so với

cùng kỳ năm 2016. Trong bối cảnh đó, Nhà máy bia Heniken Việt Nam đã lên kế hoạch tăng công suất sản xuất tại Việt Nam đến năm 2025. Cùng với Heniken, các hãng khác như Tiger cũng muốn tăng nguồn cung cho thị trường lên cả chục lần so mức độ hiện tại. Năm 2018, bia tiếp tục là mặt hàng dẫn đầu ngành FMCG, có thể nói Việt Nam là một trong những thị trường bia sôi động nhất thế giới với tổng sản lượng tiêu thụ bia hơn 4,67 tỷ lít, tốc độ tăng trưởng đạt 7% so với cùng kỳ. Dự báo đến năm 2020, sản lượng bia toàn ngành sẽ đạt từ 4 – 4,25 tỷ lít/năm, đến 2035 sản xuất 5,5 tỷ lít bia.

Hiện thị trường bia Việt Nam đã dần được an bài một cách tương đối ổn định với Habeco (15% thị phần), Heniken (hơn 25%), Sabeco (43%), thống lĩnh tới hơn 91% thị trường. Phần còn lại của thị trường thuộc về các công ty như Sapporo và AB InBev, cũng như các công ty bia nhỏ trong nhước như Masan. Tuy vậy, theo VCSC cho biết đang có sự so kè khá lớn giữa các hãng bia nội và ngoại và xu hướng cao cấp hóa trên thị trường bia, cho thấy một tương lai sôi động với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong thời gian tới.

Giới phân tích cho rằng, thị trường bia Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ dân số trẻ và thu nhập tăng. Thị trường lớn và ngày càng mở rộng, bia và đồ uống có cồn cũng được xem là thị trường chậm bão hòa so với nhiều ngành kinh doanh khác. Điều này đã thu hút hàng loạt ông lớn trong và ngoài nước muốn có phần tại thị trường giàu tiềm năng này.

Đối với thị trường bia hơi nói riêng:

Trên thị trường bia hơi chủ yếu công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh của bia hơi Hà Nội và Bia hơi Việt Hà. Tuy nhiên nhìn chung, giá bán sản phẩm bia hơi SG-ML so với các đối thủ cạnh tranh là tương đối tốt, có sức cạnh tranh. Nguyên nhân ở đây do hệ thống chất lượng của công ty cơ bản đã được hoàn thiện giúp công ty hạ giá thành vào việc tiết kiệm chi phí vật tư dư thừa, chi phí sai hỏng giảm đáng kể…. mang lại cho Công ty lợi thế trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BIA HƠI SÀI GÒN – MÊ LINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU SÀI GÒN – ĐỒNG XUÂN (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w