Truyền thống, tập quán sản xuất nông nghiệp của các chủ thể

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)

nông nghiệp hữu cơ cần phải xây dựng được chiến lược của mình trong việc tiếp cận thị trường, đưa sản phẩm hữu cơ đến với người tiêu dùng và tìm được nhà phân phối có uy tín, có tiềm lực tài chính tốt để liên kết trong khâu phân phối sản phẩm hữu cơ trên thị trường.

Như vậy, năng lực của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ đến đâu sẽ được đo bằng lợi ích mà các chủ thể nhận được đến đó. Các chủ thể có năng lực tốt sẽ kiểm sốt được q trình sản xuất, kinh doanh và có lợi hơn trong các cuộc đàm phán lợi ích với các đối tác. Ngược lại, các chủ thể có năng lực trung bình hoặc yếu sẽ phải chịu thiệt thịi, thậm chí phải chấp nhận những điều khoản bất lợi hơn trong thương thảo với đối tác. Do đó, năng lực của các chủ thể sẽ quyết định đến sự cân bằng hay bất cân xứng trong quan hệ lợi ích.

2.2.3.4. Truyền thống, tập quán sản xuất nông nghiệp của các chủ thể chủ thể

Truyền thống, tập quán sản xuất là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp hữu cơ nói riêng. Do ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán sản xuất gắn liền với đời sống

của các chủ thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ nên vừa rất dễ để phát huy những mặt tích cực, lại vừa rất khó để loại bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu. Để thay đổi truyền thống, tập quán canh tác lạc hậu cần có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ của các nhà tư vấn, nhà nước và người tiêu dùng. Đồng thời kết hợp với chuyển giao khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất để từng bước thay đổi nhận thức và hành động của các chủ thể sản xuất. Từ đó loại bỏ dần các thói quen xấu trong sản xuất, hướng tới áp dụng các quy trình sản xuất tiến bộ, thân thiện với môi trường và đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn của các tổ chức trong nước và quốc tế. Thay đổi được thói quen, phong tục tập quán lạc hậu sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và đảm bảo lợi ích kinh tế trước hết cho chính chủ thể sản xuất, sau đó là lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi sản xuất nơng nghiệp hữu cơ và tồn xã hội. Từ đó hạn chế những xung đột lợi ích xảy ra giữa nhóm chủ thể có phương pháp sản xuất hiện đại và nhóm chủ thể sản xuất theo hướng chủ thể.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 63 - 64)