Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đất đai tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 124 - 147)

kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố

Nâng cao công tác quy hoạch đất đai chính là thúc đẩy quá trình tập trung ruộng đất trong sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, tạo ra những vùng sản xuất

chun mơn hóa nhằm hướng đến xây dựng được những vùng sản xuất đủ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết dễ dàng hơn và thuận lợi áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, ứng dụng cơng nghệ cao. Quy hoạch ruộng đất tùy theo quy mô thị trường của từng nông sản hữu cơ, đặc điểm tự nhiên, canh tác của từng địa bàn của Thành phố. Cơng tác quy hoạch giữ vai trị đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Việc quy hoạch ổn định vùng chuyên canh sản xuất nơng nghiệp hữu cơ sẽ góp phần phát triển ổn định, bền vững của sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện quy hoạch các vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản hữu cơ chiến lược, quy hoạch đất cho chăn nuôi; ưu tiên phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn quả, rau và các sản phẩm giá trị cao khác; bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa đất lúa và các cây trồng khác. Quy hoạch vùng chăn nuôi cách xa khu dân cư tập trung. Bên cạnh đó, chính sách bảo vệ đất nơng nghiệp và quyền lợi của nông dân bị thu hồi đất được ban hành và nêu rõ: Hạn chế việc thu hồi đất nơng nghiệp cho các mục đích khác, chỉ tiến hành thu hồi đất cho mục đích an ninh, quốc phịng và dịch vụ cơng cộng thiết yếu. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất nông nghiệp, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng mục tiêu kinh tế nông thôn phát triển bền vững gắn với bảo vệ mơi trường, trong q trình tổ chức thực hiện, cần:

Rà sốt sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao theo quy mô từng loại cây trồng, theo tiểu vùng sinh thái, phá tính manh mún, nhỏ lẻ; tạo sản phẩm thu hoạch cùng lúc để có thời gian vệ sinh đồng ruộng, không để ni-lông đã qua sử dụng tràn lan ngồi đồng ruộng, bởi hàng năm, lượng ni-lơng loại bỏ phải hàng trăm tấn, sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn nông nghiệp hữu cơ gắn với công nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm hữu cơ đáp ứng

thôn và bảo quản chế biến nông sản hữu cơ. Mở rộng hệ thống cung ứng, dịch vụ, sửa chữa máy nông nghiệp, trên cơ sở phát triển các mơ hình dịch vụ truyền thống gắn với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn diện rộng cho cán bộ kỹ thuật, các hộ gia đình, chủ trang trại, doanh nghiệp nơng nghiệp về vai trị, tác dụng cơ giới hóa nơng nghiệp; kỹ năng trong quản lý, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị cơ giới hóa nơng nghiệp.

Thứ hai, tranh thủ sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành để chuyển giao

và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng và hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách khuyến khích ứng dụng, chuyển giao cơng nghệ phát triển nơng nghiệp là giải pháp quan trọng có tính đột phá trong đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất NNHC. Phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật cho việc ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất NNHC. Có định hướng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, giúp cho người nông dân tiếp cận và tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ và đặt hàng đối với các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học chuyên ngành để nghiên cứu chọn tạo và chuyển giao, ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh, bảo vệ sản xuất. Đẩy mạnh xã hội hóa việc chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất dưới các hình thức đa dạng như: phổ biến kinh nghiệm của những người sản xuất giỏi ở địa phương; các tổ chức đoàn thể ở nông thôn (Hội nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...) lồng ghép việc phổ biến, tun truyền khoa học cơng nghệ có khả năng phát triển kinh tế địa phương vào hoạt động của mình; khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ khoa học công nghệ và các hội nghề nghiệp ở địa phương.

Thứ ba, chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học -

công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, không chỉ chú ý những nội dung về kỹ thuật cơng nghệ mà cịn cần chú ý đến nội dung về kinh tế và tổ chức, như: tổ chức sản xuất, liên kết kinh tế (liên kết 4 nhà), thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung này là điều kiện cần thiết để các thành tựu về khoa học - cơng nghệ có thể phát huy đầy đủ hiệu quả. Có cơ chế khuyến nơng, hỗ trợ cho nơng dân, doanh nghiệp sản xuất NNHC để khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp như: giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ cho những tổ chức, cá nhân áp dụng khoa học công nghệ mới. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật và mở rộng dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ ở nơng thơn. Ngồi nhiệm vụ tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, kinh tế, tổ chức cho người nơng dân, các tổ chức này cịn phải đảm nhận cả hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và nâng cao nhận thức, trình độ của người nông dân đối với việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất NNHC.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 124 - 147)