Nhóm chủ thể cung cấp yếu tố đầu ra (chế biến, tiêu thụ) hàng nông sản hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 100 - 104)

hàng nơng sản hữu cơ

Đây là chủ thể có vai trị quan trọng trong việc chế biến và tạo đầu ra cho sản phẩm NNHC, đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản hữu cơ. Là chủ thể trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của ngành nông nghiệp, việc đảm bảo các cam kết được thực hiện đầy đủ giữa chủ thể sản xuất quả kinh tế của doanh nghiệp chế biến nói riêng và hiệu quả kinh tế của tồn bộ chuỗi giá trị nói chung. Doanh nghiệp và người nông dân chia sẻ những giá trị xứng đáng và cố gắng làm tăng giá trị trong chuỗi giá trị và phân chia hài hòa lợi ích kinh tế của ngành sản xuất NNHC. Mặc dù giá của hàng nông sản hữu cơ luôn cao hơn hàng nông sản truyền thống nhưng người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua.

Bảng 3.5: Tỷ lệ mức độ chấp nhận trả giá khi mua hàng nông sản hữu cơ cao hơn so với hàng nông sản thƣờng

Đơn vị: % TT Sản phẩm Dƣới 1,5 lần Từ 1,5 - 1,7 lần Từ 1,7 - 2 lần Từ 2- 2,5 lần Trên 2,5 lần 1 Gạo 22,1 36,4 19,2 17,7 4,6 2 Rau 14 28 25,2 15,6 17,2 3 Quả 18,2 31,6 24,4 17,5 8,3 5 Thịt 32 25 18,9 21,2 2,9 6 Thủy sản 13,1 33,8 25,7 23,8 3,6

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn từ 1,5-1,7 lần để tiêu dùng hàng nơng sản hữu cơ, thậm chí là từ 1,7 đến 2 lần. Tuy nhiên, rất ít người tiêu dùng chấp nhận chi trả khi giá hàng nông sản hữu cơ tăng gấp 2,5 lần. Như vậy có thể thấy, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá tương xứng để sử dụng hàng nơng sản hữu cơ. Vì thế, các chủ thể nhận ra lợi ích của mình khi đầu tư vào NNHC, coi đây là hướng đầu tư đem lại lợi nhuận ổn định và bền vững, cùng với những lợi ích khác mà NNHC mang lại và do nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hữu có ngày càng tăng cao và thành xu hướng tiêu dùng chính trên thị trường. Đồng thời, sự tham gia của doanh nghiệp trong NNHC sẽ là điều kiện cho sản xuất nhỏ của người nông dân dần tiến lên sản xuất lớn và có tính chun nghiệp cao hơn, góp phần đưa kinh tế nơng nghiệp nói chung phát triển.

Tính đến hết tháng 6/2019, Thành phố Hà Nội có khoảng 13.441 cơ sở, doanh nghiệp chế biến sản phẩm nơng, lâm, thủy sản. Trong đó có 1.032 cơ sở sản xuất, kinh doanh nơng lâm thủy sản do cấp thành phố quản lý; 12.409 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản do cấp quận, huyện, xã phường quản lý. Dịch vụ chế biến sản phẩm NNHC đã có sự phát triển và được quản lý theo tiêu chuẩn hữu cơ. Có trên 2.000 doanh nghiệp chế biến (chiếm 20%

tổng số cơ sở chế biến) đã xây dựng và áp dụng tốt chương trình quản lý chất lượng, an tồn thực phẩm tiên tiến HACCP, ISO 220000…; gần 1.000 doanh nghiệp (chiếm 10%) có quy trình cơng nghệ sản xuất khép kín tự động. Các doanh nghiệp chế biến này cùng với những chủ trương, giải pháp hỗ trợ của Thành phố Hà Nội theo hướng liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị sẽ là nhân tố quan trọng trong phát triển các chuỗi và sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm ngành nông nghiệp[59].

Bên cạnh đó, tiêu thụ hàng nơng sản, đưa hàng nơng sản tới người tiêu dùng là khâu cuối cùng trong chuỗi giá trị hàng nông sản, đây là khâu quan trọng quyết định sự thành cơng của tồn bộ chuỗi. Thực tế cho thấy: đây là khâu có lợi nhuận cao nhất trong tồn chuỗi giá trị nơng nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp tiêu thụ trước hết cần thực hiện đúng các cam kết về giá mua, khối lượng sản phẩm, thời điểm thu mua và cơ chế kiểm soát chất lượng sản phẩm để đảm bảo lợi ích cho các chủ thể khác trong liên kết, từ đó tạo sự bền vững trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nông dân và các hợp tác xã (HTX) để sản xuất NNHC, dần hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng các sản phẩm NNHC ra thị trường, nhiều doanh nghiệp đã đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kích cầu người tiêu dùng và dẫn dắt, định hướng người nông dân sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thói quen tiêu dùng của thị trường. Mơ hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nơng nghiệp theo chuỗi như mơ hình doanh nghiệp - HTX - hộ nơng dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung và mơ hình doanh nghiệp - hộ kinh doanh - hộ nông dân ở vùng sản xuất phân tán cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn ni, quy trình kỹ thuật và nêu rõ yêu cầu chất lượng nông sản đối với các HTX, sau đó các HTX này chuyển giao lại cho xã viên thực hiện. Khi sản phẩm 61 hoàn thành, các xã viên có trách nhiệm chuyển lại cho HTX để hợp tác chuyển giao cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố hiện có 2 chợ đầu mối nơng sản là Chợ đầu mối Phía Nam tại Đền Lừ, phường Hồng Văn Thụ, Hồng Mai do Trung tâm Kinh doanh chợ đầu mối phía Nam khai thác, quản lý chợ; chợ đầu mối Minh Khai, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm do Chi nhánh Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển nông thôn Hà Nội khai thác và quản lý. Các cơ quan quản lý nhà nước định kỳ kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối và tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP cho các hộ kinh doanh trong chợ. Tổ chức ký cam kết ATTP với 100% các hộ kinh doanh cố định tại chợ và lấy mẫu giám sát ATTP đối với các sản phẩm thực phẩm nông sản tươi sống, thực phẩm chế biến tại chợ [7]. Chi cục Quản lý chất lượng nơng lâm sản và thủy sản Hà Nội đã thí điểm ghi chép sổ sách truy xuất nguồn gốc nông sản kinh doanh tại chợ theo nguyên tắc đảm bảo truy xuất được một bước trước và một bước sau quy định của Bộ NN&PTNT. Triển khai điều tra, khảo sát nguồn gốc thực phẩm nông lâm thủy sản của 500 hộ kinh doanh tại 2 chợ đầu mối nông sản, làm cơ sở thực hiện thí điểm thiết lập module quản lý truy xuất nguồn gốc nông sản trên “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm sản thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” [59]. Triển khai thực hiện chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020 với 727 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể. Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ kết nối, giới thiệu hệ thống phân phối nông sản tại Hà Nội với các tỉnh, thành trên cả nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản xanh cho người nông dân [59]. Hàng năm, thành phố tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác giám sát, kiểm định chứng nhận chất lượng sản phẩm; ban hành các chính sách hỗ trợ và xây dựng hệ thống các điểm bán hàng nơng sản an tồn tại các siêu thị, chợ đầu mối, chợ bán lẻ. Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư, liên kết với nơng dân phát triển sản xuất nơng nghiệp có ứng dụng cơng nghệ cao.

Hà Nội đã tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Năm 2019, Thành phố đã đánh giá, phân hạng tổng số 301 sản phẩm, trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 207 sản phẩm 4 sao và 88 sản phẩm 3 sao (đạt 100,3% kế hoạch năm 2019). Dự kiến, năm 2020, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng 700 sản phẩm trở lên. Ngoài ra, Hà Nội duy trì và phát triển 141 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm…[59].

Mặt khác, việc truy xuất nguồn gốc cũng đang được tiến hành và phổ biến rộng rãi, đây là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản phẩm. Đây cũng là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã vạch trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống thông tin hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, cịn nhà bán lẻ dễ kiểm sốt rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thơng tin ngược dịng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà sốt từng cơng đoạn trong chế biến và phân phối. Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 100 - 104)