Quan hệ lợi ích giữa chủ thể Nhà nƣớc với các nhóm chủ thể quan hệ lợi ích trong chuỗi sản xuất hàng nơng sản hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 104 - 107)

quan hệ lợi ích trong chuỗi sản xuất hàng nơng sản hữu cơ

Thứ nhất, về lợi ích của các chủ thể.

Chủ thể Nhà nước: Hà Nội đã bước đầu đạt được các mục tiêu về phát

triển kinh tế nông nghiệp đã đề ra, bước đầu tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng như cơ cấu sản xuất trong nơng nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ: Các chủ thể tương đối tuân thủ các văn bản, chính sách của chính quyền về phát triển nơng nghiệp hữu cơ nói chung và tuân thủ nghiêm các quy trình cung ứng nguyên liệu, cây, con giống đầu vào, quy trình sản xuất, quy trình sơ chế, chế biến và

bảo quản theo quy định. Những trường hợp không tuân thủ đúng quy trình sản xuất NNHC đều bị thanh tra, kiểm tra lại cho đến khi đảm bảo được các tiêu chí của NNHC. (Ví dụ như nhóm PGS ở Bái Thượng, Sóc Sơn, Hà Nội).

Thứ hai, về phương thức hài hịa lợi ích giữa các chủ thể. Về phân chia lợi ích

Việc phân chia lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển NNHC là vấn đề trừu tượng và khó lượng hóa trong liên kết chuỗi giá trị hàng nông sản của các chủ thể. Trên thực tế, chưa có một cơ chế đặc thù nào để phân chia lợi ích giữa các chủ thể nhằm hài hịa lợi ích của các bên. Sự phân chia lợi ích chủ yếu là tự phát và dựa vào sự lên xuống của giá cả thị trường và sự thỏa thuận theo hợp đồng kinh tế giữa các bên.

Về giải quyết xung đột

Trong chuỗi giá trị hàng nơng sản hữu cơ, do có sự tham gia của nhiều chủ thể nên không thể tránh khỏi tranh chấp, xung đột về lợi ích. Tỷ lệ xung đột lợi ích giữa các chủ thể còn khá cao, đặc biệt là trong những năm đầu manh nha phát triển NNHC 2016. 2017 với tỷ lệ trên 40%. Tuy nhiên, những xung đột này có xu hướng giảm dần, đến nay chỉ cịn 26.3% (2020)

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ xung đột và hài hòa xung đột giữa các chủ thể phát triển NNHC

Mặc dù có sự xung đột tương đối cao như vậy nhưng việc xử lý các xung đột do các chủ thể tự thương lượng, hòa giải với nhau, tỷ lệ lên đến trên 90% và khơng có sự can thiệp của bên thứ 3 hay giải quyết thơng qua Tịa án. Do đó, cũng có một số trường hợp, một trong các chủ thể phải chịu “ấm ức”.

Về xử lý rủi ro

Nông nghiệp được biết đến là lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất với những tác động khách quan như thiên tai, dịch bệnh dẫn đến mất mùa, thất thu. Bên cạnh đó là những biến động khó lường trên thị trường nơng sản mà điển hình nhất là thị trường rớt giá, logictics bị đứt đoạn,... Do đó, khi rủi ro xảy ra, Nhà nước cũng có sự hỗ trợ nhất định đối với các chủ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ rủi ro để Nhà nước có sự hỗ trợ phù hợp và chủ yếu hỗ trợ của Nhà nước dành cho các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Cụ thể như khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát năm 2020, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi; Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có). Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là cơng ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn

lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, NNHC và nơng nghiệp truyền thống có nhiều điểm khác biệt. NNHC có quy trình và kiểm duyệt gắt gao, chi phí đầu vào và các khâu của q trình sản xuất cũng cao hơn sản xuất nông nghiệp truyền thống. Nhưng mức hỗ trợ của Nhà nước đối với NNHC và nơng nghiệp truyền thống khơng có sự khác biệt. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn trong việc hài hịa lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia vào ngành nông nghiệp và làm giảm động lực tham gia sâu vào NNHC của các chủ thể.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)