Quan hệ lợi ích giữa chủ thể nhà nước với các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 57)

Nhóm chủ thể trực tiếp sản xuất hàng nơng sản hữu cơ bao gồm: doanh

nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã. Đây là lực lượng trực tiếp tham gia sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cung ứng cho thị trường; là các chủ thể giữ vai trò quan trọng nhất đối với việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, mọi quy trình sản xuất liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm đều gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể sản xuất. Lợi ích của họ chính là lợi nhuận thu được sau khi bán sản phẩm nông sản hữu cơ. Tuy nhiên, đây lại là chủ thể có vị thế rủi ro nhất trong số các chủ thể tham gia sản xuất nơng nghiệp hữu cơ. Vì vậy, việc đảm bảo lợi ích kinh tế cho chủ thể sản xuất trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự phát triển ổn định, bền vững của chuỗi sản xuất nơng nghiệp hữu cơ.

Nhóm chủ thể chế biến, tiêu thụ hàng nông sản hữu cơ bao gồm doanh

nghiệp chế biến và bảo quản nông sản; doanh nghiệp thu mua và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, HTX. Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nơng nghiệp nói chung, trong đó có sản phẩm nơng nghiệp hữu cơ. Việc liên kết chặt chẽ và thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng kinh tế sẽ đảm bảo cho các chủ thể chế biến nông sản hữu cơ đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và đảm bảo lợi ích của mình là nguồn thu nhập cao. Vì vậy, có thể nói lợi ích giữa chủ thể sản xuất và chủ thể chế biến có mối quan hệ khá chặt chẽ và bền vững.

2.2.1.2. Quan hệ lợi ích giữa chủ thể nhà nước với các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ xuất, kinh doanh hàng nơng sản hữu cơ

Lợi ích của chủ thể Nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ

Hoạt động của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ đều dựa trên thể chế, chính sách của Nhà nước. Mỗi một chủ thể hoạt động tốt, trôi chảy sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thông qua việc cung ứng đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chất lượng đảm bảo, đầy đủ về số lượng sẽ góp phần đảm bảo tiến độ sản xuất, kịp mùa vụ. Từ đó, các chủ thể sản xuất trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. theo quy trình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ, tn thủ các quy định về chế độ giám sát để đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sau đó, nơng sản hữu cơ được thu hái, chuyển đến khâu chế biến, tiêu thụ. Hoạt động của khâu này này góp phần làm gia tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Thông qua hoạt động chế biến và bảo quản giúp nơng sản có thể giữ được chất lượng tươi, ngon trong thời gian lâu hơn, từ đó có thể cung ứng hàng nông sản hữu cơ tới nhiều thị trường hơn, thậm chí là xuất khẩu ra nước ngồi. Thực hiện được chuỗi giá trị hàng nông sản như vậy, chủ thể nào cũng sẽ đều thu được lợi ích.

Trong mối quan hệ lợi ích này, lợi ích mà nhà nước thu về trước hết là các mục tiêu về phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững. Ngồi ra nhà nước cịn thu được thuế từ các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ để bổ sung vào nguồn ngân sách hoạt động của mình. Đối với các chủ thể trong chuỗi giá trị hàng nơng sản hữu cơ thì thơng qua các hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ, các chủ thể này đưa các chiến lược, kế hoạch, chính sách của nhà nước vào đời sống thực tiễn, hiện thực hóa các mục tiêu của Nhà nước; dựa trên các quy định của pháp luật và các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng để lựa chọn lĩnh vực sản xuất phù hợp nhằm tận dụng những chính sách ưu đãi của nhà nước để tìm kiếm lợi ích tối đa. Thơng qua việc tìm

kiếm lợi ích đó, các chủ thể này góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hữu cơ phát triển và đóng góp thuế cho nhà nước theo quy định. Cụ thể: Lợi ích thu được của các chủ thể cung ứng các yếu tố đầu vào tương đối độc lập với hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nơng sản; lợi ích thu được của các chủ thể sản xuất trực tiếp hàng nơng sản hữu cơ chính là phần lợi nhuận sau khi bán sản phẩm đã trừ đi các khoản chi phí sản xuất (bao gồm cả chi phí tư vấn và chuyển giao khoa học cơng nghệ, chi phí trả lãi cho ngân hàng...); lợi ích mà chủ thể chế biến, tiêu thụ thu được thực chất là một phần của lợi nhuận bình quân mà chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ thu được chi trả để chủ thể này chế biến, tiêu thụ hàng nơng sản cho mình.

Phương thức hài hịa lợi ích giữa chủ thể nhà nước và các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nơng sản hữu cơ

Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ có sự khác biệt, có thể thống nhất hay mâu thuẫn với nhau, hài hịa hoặc bất bình đẳng trong thụ hưởng lợi ích… Vì thế, hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể là “chất kết dính” gắn bó họ trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ.

Hài hịa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ là quá trình Nhà nước và các chủ thể kinh tế (HTX, nông dân và doanh nghiệp) thực hiện xây dựng, hoàn thiện, xác lập những phương thức để dựa trên cơ sở đó mà lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ được thụ hưởng tương xứng với những đóng góp của các chủ thể đó đối với quá trình sản xuất, kinh doanh, đồng thời phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất nơng nghiệp hữu cơ.

Hài hịa quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ, một mặt, phải đảm bảo nâng cao lợi nhuận, thu nhập và nâng cao đời sống của doanh nghiệp, HTX, nơng dân, từ đó giúp các chủ thể gắn bó lâu dài với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mặt khác, phải đảm bảo cho Nhà nước thu được lợi ích trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi trường, từ đó Nhà

nước mới có động lực phát triển, giúp các chủ thể gia tăng lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Như vậy, hài hịa lợi ích giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ không phải chỉ dừng lại ở mức độ “đơi bên cùng có lợi” mà cần phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể phải tương xứng với vị trí, vai trị của họ có trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ.

Do đó, để đạt được lợi ích cao nhất cho các chủ thể phát triển nông nghiệp hữu cơ, cần có một phương thức hài hịa quan hệ lợi ích phù hợp và hiệu quả.

Trước tiên, cần xác định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các

chủ thể (Nhà nước, HTX, nông dân, doanh nghiệp...) tham gia phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là theo chuỗi giá trị. Cần hoàn thiện những thể chế, những nguyên tắc, những thiết chế, chế tài và quy định để chỉ rõ, cụ thể, dễ nhận biết các quyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể trong mối liên kết sản xuất - kinh doanh hàng nông sản hữu cơ. Quá trình xây dựng và hồn thiện thể chế, các chế tài phải đảm bảo tính khách quan, tuyệt đối khơng được thực hiện tư duy chủ quan, nóng vội, duy ý chí để áp đặt hoặc đi ngược quy luật kinh tế khách quan. Trong đó, Nhà nước đóng vai trị là chủ thể chính trong việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa các bên trong phát triển NNHC. Đặc biệt, vai trị điều chỉnh quan hệ lợi ích giữa người nơng dân và doanh nghiệp là quan hệ chủ yếu và chi phối nhất. Phương thức điều hành, điều tiết quan hệ lợi ích trong phát triển nơng nghiệp hữu cơ ở chỗ: Nhà nước đứng ra làm trung gian cho các cam kết hợp tác giữa người nông dân và doanh nghiệp, điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo đúng quy định của pháp luật, đề ra và thực thi các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân phát triển nông nghiệp hữu cơ như: chính sách về tích tụ và th đất nơng nghiệp, chính sách vay ưu đã của ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân... Nhà nước và các cơ quan chức năng (các sở, ban, ngành trong bộ máy chính quyền tại địa phương) là chủ thể thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, các chính sách kinh tế... để tạo lập hành lang pháp lý, cơ chế hoạt động cho mọi chủ thể tham gia các hoạt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)