Khái niệm nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 40)

LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÕ CỦA QUAN HỆ LỢI ÍCH TRONG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP HỮU CƠ TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ và phát triển nông nghiệp hữu cơ hữu cơ

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NNHC.

Theo nghĩa chung nhất, NNHC là hệ thống sản xuất dựa vào các quá trình sinh thái, như tái chế chất thải, phân hữu cơ (như phân chuồng, phân xanh) và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng các loài thiên địch (các loài động vật săn mồi) thay cho các đầu vào tổng hợp như phân hóa học và thuốc trừ sâu...

Tác giả Phạm S quan niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là q trình sản xuất tn thủ tuyệt đối an tồn sinh học; khơng sử dụng hóa chất trong suốt quá trình sản xuất; khơng sử dụng giống biến đổi gen; quá trình canh tác có thể sử dụng kỹ thuật truyền thống đến kỹ thuật hiện đại; môi trường sinh thái bền vững nhằm đảm bảo sự cơng bằng của các bên tham gia; thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế [36, tr.255]. Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex của FAO/WHO (2012) đưa ra khái niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm thúc đẩy và tăng cường gìn giữ sự bền vững của hệ sinh thái nơng nghiệp, bao gồm đa dạng sinh học, chu trình sinh học và hoạt động sinh học của đất. Nó nhấn mạnh việc sử dụng các thực tiễn quản lý thay vì sử dụng các đầu vào phi nơng nghiệp, có tính đến

các điều kiện của địa phương. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng, nếu có thể, các phương pháp nơng học, sinh học và cơ học, ngược lại với việc sử dụng các yếu tố đầu vào tổng hợp, để hoàn thành bất kỳ chức năng cụ thể nào trong hệ thống [70].

Liên đoàn quốc tế các phong trào nông nghiệp hữu cơ (International Federation of Organic Agriculture Movements - IFOAM) cho rằng:

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào q trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương chứ không phải sử dụng các yếu tố đầu vào với các hiệu ứng bất lợi. NNHC kết hợp truyền thống, sự đổi mới và khoa học để có lợi cho mơi trường và thúc đẩy mối quan hệ công bằng và một cuộc sống chất lượng cho tất cả các bên tham gia [69].

Tại Điều 3, Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 về nông nghiệp hữu cơ, đưa ra khái niệm:

Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất bảo vệ tài nguyên đất, hệ sinh thái và sức khỏe con người, dựa vào các chu trình sinh thái, đa dạng sinh học thích ứng với điều kiện tự nhiên, không sử dụng các yếu tố gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái; là sự kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học để làm lợi cho môi trường chung, tạo mối quan hệ công bằng và cuộc sống cân bằng cho mọi đối tượng trong hệ sinh thái [4].

Từ những khái niệm của các tổ chức trong nước và quốc tế, có thể rút ra nội hàm của khái niệm nông nghiệp hữu cơ là:

Một là, nông nghiệp hữu cơ là một mơ hình sản xuất hướng tới mục

tiêu sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ các nguồn tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái (động vật, thực vật) và bảo vệ sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 38 - 40)