Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 115 - 118)

Thứ nhất, nguyên nhân từ phía chính quyền Thành phố (UBND, các sở, ban, ngành có liên quan).

Một là, quy hoạch tổng thể và thực hiện các quy định về quản lý đất đai

của các cấp chính quyền chưa hiệu quả dẫn tới đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng gây khó khăn cho phát triển nơng nghiệp hữu cơ (vốn địi hỏi mơi trường sản xuất được bảo vệ cao tránh các tác động bên ngồi như nước thải, khí thải của các cụm, khu công nghiệp). Công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nơng nghiệp nói chung và nơng nghiệp hữu cơ nói riêng cịn nhiều yếu kém, chưa phát huy được thế mạnh của Thành phố. Chất lượng các đồ án quy hoạch của nhiều huyện ngoại thành còn thấp, đặc biệt quy hoạch chưa gắn với tái cơ cấu nơng nghiệp, thiếu tính liên kết vùng. Một số quy hoạch ở cấp cơ sở cịn nặng về hình thức, thiếu tính khả thi; trong quy hoạch cịn có mâu thuẫn, chồng chéo về mục tiêu hoặc chậm được triển khai thực hiện.

Hai là, chính quyền Thành phố chưa có cơ chế, chính sách có tính đột

phá để phát triển NNHC, cụ thể như: chính sách hỗ trợ tín dụng cho sản xuất nơng nghiệp hữu cơ; chính sách bảo hiểm nơng nghiệp hữu cơ; chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ... Việc hỗ trợ cho người dân giảm thiểu rủi ro và thiệt hại trong q trình sản xuất thơng qua các chính sách của chính quyền địa phương và bảo hiểm nơng nghiệp chưa được thực hiện, các doanh nghiệp bảo hiểm không muốn bảo hiểm cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do tính rủi ro cao, việc kiểm tra xác nhận thiệt hại do các yếu tố thiên tai, dịch bệnh rất khó khăn. Bên cạnh đó ý thức tham gia bảo hiểm của người dân còn nhiều hạn chế.

Ba là, các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào

nơng nghiệp cịn thiếu đồng bộ, chưa đủ mạnh. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được các chủ thể đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay phát triển nơng nghiệp hữu cơ. Do đó, thiếu hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp vào nơng nghiệp cịn rườm rà, phức tạp. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất khi vay vốn đầu tư sản xuất cịn khó khăn do thủ tục thế chấp tài sản phức tạp, lãi suất cao, chưa tiếp cận được các khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ rất hạn hẹp, không đủ để tạo bước đột phá về chuyển giao công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất…

Bốn là, công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt được đầy đủ, chính

xác các chủ trương, chiến lược của chính quyền Thành phố về phát triển nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế. Hoạt động tư vấn pháp luật của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa phát huy hiệu quả.

Năm là, nguồn lực tài chính hỗ trợ cho các chủ thể tham gia sản xuất,

kinh doanh nông nghiệp hữu cơ còn hạn hẹp do ngân sách của Thành phố được ưu tiên cho những khu vực kinh doanh khác.

Sáu là, chưa có chế tài cụ thể để xử lý các tranh chấp lợi ích giữa các

chủ thể phát triển nơng nghiệp hữu cơ. Đây là vấn đề khó khăn khơng chỉ của Thành phố Hà Nội mà cịn là khó khăn chung của cả ngành nông nghiệp trên cả nước trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Và điều này cũng ít nhiều tác động đến quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. kinh doanh trong nông nghiệp hữu cơ.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía các chủ thể tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ.

Một là, việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ giữa các chủ

các mơ hình liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa các chủ thể mới chỉ tạo được kết quả bước đầu. Các mơ hình liên doanh, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tìm ra được giải pháp để tạo lịng tin đối với người nơng dân. Mặc dù, chính quyền Thành phố đã có chính sách để hỗ trợ nơng dân liên kết với nhau để tập trung ruộng đất cho sản xuất quy mô lớn, nhưng mức hỗ trợ thấp so với lượng vốn cần đầu tư dài hạn, chưa thu hút được nông dân tham gia.

Hai là, chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ (ở đây chủ yếu là người

nơng dân) có trình độ học vấn và trình độ chun mơn thấp, khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào sản xuất rất hạn chế. Ngoài ra, ý thức của người dân về tuân thủ các quy trình sản xuất nông nghiệp như: USDA và hệ tiêu chuẩn PGS cịn rất hạn chế.

Ba là, năng lực tài chính của các chủ thể tham gia sản xuất nông nghiệp

hữu cơ còn hạn chế. Do phần lớn các chủ thể sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố là hộ nông dân và một số trang trại nên tiềm năng về tài chính rất hạn hẹp, điều đó đã dẫn tới những khó khăn trong việc mở rộng quy mơ sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất.

Bốn là, nhận thức của các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng nơng sản

hữu cơ cịn chưa đầy đủ, tồn diện. Do sản xuất nơng nghiệp hữu cơ là lĩnh vực tương đối mới với nhiều quy chuẩn, yêu cầu, kiểm định khắt khe, nghiêm ngặt, khác biệt rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Tóm lại, từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, cần có một hệ thống các giải pháp đồng bộ và sự tham gia tích cực của các chủ thể trong chuỗi sản xuất, kinh doanh hàng nông sản hữu cơ để tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp hữu cơ phát triển, từ đó hài hịa quan hệ lợi ích của các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo một cách hiệu quả, bền vững.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 115 - 118)