Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 113 - 115)

3.3.2.1. Hạn chế

Một là, hợp tác, gắn kết sản xuất, kinh doanh giữa các chủ thể cịn thiếu

tính bền vững.

Các chuỗi giá trị trong nông nghiệp hữu cơ còn phân tán, hợp tác tập thể cịn rất hạn chế ở cấp nơng hộ và sự gắn kết theo chiều dọc còn yếu đã gây cản trở cho các nhà đầu tư tư nhân vào ngành nơng nghiệp vì chi phí cao. Đa phần các nhà đầu tư chỉ đơn thuần mua nguyên liệu thơ từ nơng dân, sau đó sơ chế và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, nơi sản phẩm được hoàn thiện và bán với giá cao hơn nhiều lần. Cho đến nay, nông dân vẫn là những nhà đầu tư tư nhân lớn nhất trong nông nghiệp và phần lớn trong số họ chưa tham gia vào các chuỗi giá trị cao hơn.

Hai là, việc quản lý giám sát của các cơ quan chức năng và chính

quyền địa phương về sản xuất nơng nghiệp hữu cơ còn yếu và thiếu, khả năng hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng, nhất là trong việc tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, liên tục. Hiệu quả của công tác tập huấn và đào tạo nghề chưa cao, còn chủ yếu chạy theo số lượng hơn là quan tâm tới chất lượng nên kết quả vận dụng của hộ nông dân vào sản xuất thấp.

Ba là, do trình độ một bộ phận nơng dân cịn hạn chế, cùng với những

thói quen về phương thức canh lạc hậu ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên việc chuyển đổi sang phương pháp canh tác mới trong phát triển nông

nghiệp hữu cơ cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người dân cịn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa tích cực, chủ động tham gia học tập các phương pháp quản lý canh tác hiện đại và vận dụng vào thực tiễn, ngại các thủ tục ghi chép nhật ký sản xuất để phục vụ công tác đăng ký chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. …

Bốn là, nhận thức về nhãn hiệu, thương hiệu của người tiêu dùng chưa

cao, người tiêu dùng chưa tạo lập được thói quen về truy xuất nguồn gốc của sản phẩm khi đưa ra quyết định tiêu dùng. Một bộ phận người tiêu dùng còn thiếu tin tưởng vào các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Năm là, năng lực phát triển thị trường yếu, thị trường tiêu thụ nông sản

phẩm, nhất là các sản phẩm an tồn, có chất lượng cao của nơng nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa ổn định, cịn gặp nhiều khó khăn do chưa chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức; một số mặt hàng nông sản đặc sản đưa ra thị trường chủ yếu là ở dạng thô, nên không phát huy được lợi thế so sánh, dẫn đến giá cả nông sản phẩm chưa hợp lý, chủ yếu lưu thông trên thị trường tự do, các chợ truyền thống. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đặc sản cịn mờ nhạt đã dẫn tới khơng khai thông thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cịn ít. Việc xây dựng chuỗi liên kết hiện gặp nhiều khó khăn; nhận thức về nhãn hiệu thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, chưa tạo thói quen cho người tiêu dùng về nguồn gốc...

Sáu là, lợi ích kinh tế chưa vững chắc.

Thực tế khảo sát từ phía các hộ nơng dân trên địa bàn huyện cho thấy, liên kết giữa các chủ thể trong phát triển nông nghiệp hữu cơ còn thiếu chặt chẽ là do chưa xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia. Điều này dẫn đến các chủ thể không tuân thủ cam kết, thiếu cơ sở để giải quyết những

tranh chấp trong q trình thực hiện. Ngồi ra, đời sống của một bộ phận nông dân sản xuất nơng nghiệp hữu cơ cịn thấp so với các ngành nghề khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội nên không thu hút được lực lượng lao động trẻ, lao động trình độ cao làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 113 - 115)