Nhóm chủ thể cung cấp yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất hàng nông sản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 93 - 96)

xuất hàng nông sản

Đối với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi: Hệ thống cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông

nghiệp thông qua các hợp tác xã dịch vụ, các đại lý ủy quyền của các doanh nghiệp phát triển đa dạng cung cấp các loại cây giống, con giống và vật tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, mối liên kết giữa chủ thể sản xuất và các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất chưa thực sự bền vững, chủ yếu là mua đứt, bán đoạn, các chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình với chất lượng các dịch vụ, yếu tố đầu vào cho sản xuất mà phần lớn dựa trên quảng cáo của các nhà sản xuất. Vì vậy, quan hệ lợi ích kinh tế giữa chủ thể sản xuất và chủ thể cung ứng yếu tố đầu vào chưa bền vững.

Đối với chủ thể là ngân hàng, nhà đầu tư cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã có nhiều doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính, KHCN đã quan tâm và đầu tư vào NNHC, đây là tín hiệu rất đáng mừng cho nền nông nghiệp của Thành phố, đồng thời là dấu hiệu đáng mừng đối với sức khỏe của người tiêu dùng và môi trường sinh thái trên địa bàn Thủ đô. Bên

cạnh đó, thành phố đã có chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rõ ràng và có mục tiêu cụ thể, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp và gia nhập thị trường nông sản. Phát triển mối liên kết giữa đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân địa phương, tạo niềm tin để nhà đầu tư duy trì và mở rộng hoạt động. Có biện pháp để giảm chi phí thương mại khi thị trường vẫn bị phân đoạn do thuế quan, hàng rào phi thuế quan, thủ tục còn chưa tạo thuận lợi cho thương mại.

Đối với chủ thể là nhà khoa học: Ngày càng có nhiều nhà khoa học và

các tổ chức KHCN quan tâm hơn đến NNHC thì phát triển nơng nghiệp ứng dụng KHCN cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp trong xu thế hội nhập. Các nhà khoa học, các tổ chức KHCN là một trụ cột trong liên kết 04 nhà: Nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông, việc xây dựng và định hướng ứng dụng công nghệ cao vào NNHC đã được Hà Nội đặt ra từ khá sớm. Việc tham gia của các nhà khoa học sẽ nâng cao được chuẩn giá trị trong phát triển NNHC. Ngược lại, thơng qua các mơ hình sản xuất NNHC, đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và người sản xuất tiếp cận, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh theo hướng hàng hóa, hiện đại và bền vững.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển nông nghiệp xanh, hoạt động khoa học, công nghệ cho phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn Hà Nội đã hình thành và phát triển. Các nhà khoa học đã liên kết với doanh nghiệp, người nông dân để nghiên cứu và đưa vào sản xuất những sản phẩm công nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn với giá thành hợp lý. Cụ thể: các giống lúa năng suất chất lượng, có khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh; các loại cây đặc sản như nhãn chín muộn, bưởi tơm vàng, chuối tiêu hồng... Các mơ hình chăn ni tập trung xa khu dân cư, áp dụng cơng nghệ cao, có hệ thống xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi… Xây dựng thương hiệu nông sản xanh cho những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của địa

phương như: Khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì), Bưởi tơm vàng (huyện Đan Phượng), Nhãn chín muộn (huyện Hồi Đức)... Qua đó, đưa tỷ trọng ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp của tồn thành phố đạt trên 30%, năng suất tăng từ 10 - 12% so với sản xuất nông nghiệp truyền thống; giá trị kinh tế gia tăng từ 25 - 30% [42]. Công tác khuyến nông hoạt động hiệu quả: chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra hoạt động trồng trọt, chăn nuôi đúng thời vụ, thực hiện phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, phòng trừ dịch hại trên cây trồng; cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến sản phẩm nông nghiệp xanh; triển khai dịch vụ bảo hiểm sản xuất nông nghiệp để hạn chế thiệt hại và rủi ro cho nơng dân.

Ngồi việc thực hiện chuyển giao các kết quả nghiên cứu về giống vật nuôi, cây trồng cho các hộ sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, các nhà khoa học đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất NNHC đã xuất đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Tất cả thơng tin về sản phẩm được lưu trữ vào máy chủ, dễ dàng truy xuất và người mua có thể xem thơng tin về lơ hàng trên hệ thống ngay khi lô hàng chưa rời khỏi nơi sản xuất. Có thể truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm qua mã QR (QR code: mã vạch 2 chiều hay mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận) in trên bao bì sản phẩm bằng cách dùng ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh.

Công tác thú y, bảo vệ thực vật được chú trọng và hoạt động có hiệu quả, bảo đảm an tồn cho cả chăn ni và trồng trọt. Giai đoạn 2016 - 2020, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng sâu những tiến bộ KHCN vào sản xuất, kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhất là đưa giống mới đã làm tăng năng suất, đưa hiệu quả của sản xuất nông nghiệp ngoại thành tăng đều qua các năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp/1 ha đất nông nghiệp liên tục tăng nhờ việc đẩy mạnh việc ứng dụng KHCN; GTSX nông, lâm, thủy sản đạt xấp xỉ 300 triệu đồng/ha, cao hơn giai đoạn 2010- 2015 và tăng 1,25 lần so với năm 2010. Về GTSX/lha đất sản xuất của

ngành chăn ni trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng khá (7,3%/năm). Trong đó, lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất là lĩnh vực chăn ni trâu, bị (34,4%/năm) và lĩnh vực chăn nuôi gia cầm (14,1%/năm) [59].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Quan hệ lợi ích trong phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 93 - 96)