Phân hóa nội tạ

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 25 - 29)

- Gắn với tình huống và bối cảnh thực tiễn;

- Phân hoá bên trong, chú ý tới các đối tượng riêng biệt, cá nhân hóa người học trên lớp, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học môn Đạo đức.

Nhiệm vụ của học viên

1. Trong dạy học môn Đạo đức, câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực có các đặc điểm như thế nào?

2.1.2. Các mức độ trong câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Đạo đức trong dạy học môn Đạo đức

Mục tiêu hoạt động

Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có thể:

1. Trình bày các mức độ của quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng.

2. Phân tích các mức độ câu hỏi, bài tập trong môn Đạo đức theo 4 cấp độ tư duy của thang đánh giá Boleslaw Niemierko.

Thông tin cơ bản

Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong. Có thể chia các mức độ của quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận nhận thức tương ứng như sau:

Các mức quá trình nhận

Các bậc trình độ nhận thức

26 thức 1. Hồi tưởng thông tin Tái hiện Nhận biết lại Tái tạo lại

• Nhận biết lại cái gì đã học theo cách thức không thay đổi.

• Tái tạo lại cái đã học theo cách thức không thay đổi. 2. Xử lý thông tin Hiểu và vận dụng Nắm bắt ý nghĩa Vận dụng • Phản ánh đúng bản chất, ý nghĩa cái đã học.

• Vận dụng các cấu trúc đã học trong tình huống tương tự.

3. Tạo thông tin Xử lí, giải quyết vấn đề

• Nghiên cứu có hệ thống và bao quát một tình huống bằng những tiêu chí riêng.

• Vận dụng các cấu trúc đã học sang một tình huống mới.

• Đánh giá một hoàn cảnh, tình huống thông qua những tiêu chí riêng

Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đến đặc điểm của học tập định hướng phát triển năng lực trong môn Đạo đức, có thể xây dựng câu hỏi, bài tập theo các bậc như sau:

* Các câu hỏi, bài tập dạng nhận biết, tái hiện tri thức về CMHV đạo đức: Yêu cầu HS nêu và tái hiện tri thức về CMHV đạo đức trong bài.

* Các câu hỏi, bài tập hiểu về CMHV đạo đức: Các câu hỏi – bài tập yêu cầu học sinh giải thích, minh hoạ, phân biệt mức độ đúng/ sai; phù hợp/ không phù hợp, dự đoán liên quan đến CMHV đạo đức trong bài.

* Các câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng, hành vi đạo đức liên quan CMHV đạo đức trong bài: Các câu hỏi, bài tập vận dụng tri thức về chuẩn mực hành vi đạo đức để tự liên hệ bản thân; nhận xét, đánh giá hành vi người khác, thực hiện các thao tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức; phân tích, đánh giá và đưa ra cách ứng xử phù hợp với những tình huống đạo đức gắn với thực tiễn. Các bài tập này nhằm củng cố tri thức về chuẩn mực hành vi và rèn luyện kỹ năng cơ bản liên quan đến CMHV đạo đức trong bài, bước đầu đòi hỏi khả năng vận dụng sáng tạo của người học.

* Các câu hỏi, bài tập gắn với việc thực hiện, vận dụng tri thức về CMHV đạo

đức để giải quyết các tình huống, vấn đề có liên quan trong cuộc sống hằng ngày:

27

trong cuộc sống hằng ngày phù hợp với CMHV được học, giải quyết vấn đề gắn với các bối cảnh và tình huống thực tiễn. Những bài tập này là những bài tập mở, tạo cơ hội cho nhiều cách tiếp cận, nhiều con đường thực hiện vận dụng bài học đạo đức vào cuộc sống.

Dựa trên mục tiêu, đặc điểm của môn Đạo đức được nêu ra trong chương trình GDPT 2018, có thể mô tả các mức độ câu hỏi, bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong môn Đạo đức tương ứng với các động từ, câu lệnh thường dùng trong câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá môn Đạo đức như sau:

Các mức độ câu hỏi, bài tập

Mô tả Động từ, câu lệnh của câu hỏi, bài tập thường dùng trong môn Đạo đức

Mức độ 1 Câu hỏi, bài tập dạng nhận biết, tái hiện tri thức về CMHV đạo đức

- Nêu/ trình bày/viết ra/ lựa chọn câu trả lời đúng có liên quan đến biểu hiện, ý nghĩa, cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức. - Giải thích về ý nghĩa của việc thực hiện

CMHV đạo đức. Mức độ 2 Câu hỏi, bài tập hiểu

về CMHV đạo đức, từ đó rèn luyện kĩ năng, hành vi đạo đức trong một số tình huống, vấn đề có nội dung tương tự.

- Phân biệt, đánh giá những việc làm đúng/ sai; phù hợp/ không phù hợp, tình huống nên làm/ không nên làm liên quan đến CMHV đạo đức;

- Dự đoán điều sẽ xảy ra trong một số tình huống đạo đức.

- Nói hoặc viết cảm nghĩ về một câu chuyện, tình huống, hành động, phát biểu liên quan đến bài đạo đức.

- Tự đánh giá bản thân, liên hệ việc thực hiện CMHV đạo đức.

- Thực hiện các thao tác, hành động theo mẫu hành vi đạo đức.

- Xử lý tình huống đạo đức tương tự trong cuộc sống.

28

Các mức độ câu hỏi, bài tập

Mô tả Động từ, câu lệnh của câu hỏi, bài tập thường dùng trong môn Đạo đức

và giải thích lí do;

Mức độ 3 Câu hỏi, bài tập vận dụng bài học đạo đức để thực hiện, giải quyết các tình huống, vấn đề có liên quan trong cuộc sống hằng ngày.

- Điều tra, phân tích thực trạng một vấn đề trong cuộc sống liên quan đến bài đạo đức;

- Lập kế hoạch thực hiện rèn luyện, dự án liên quan đến bài đạo đức.

- Thực hiện rèn luyện, tiến hành tham gia các dự án liên quan đến bài đạo đức.

Nhiệm vụ của học viên

1. Trình bày các mức độ của quá trình nhận thức và các bậc trình độ nhận thức tương ứng.

2. Trình bày các mức độ câu hỏi, bài tập trong môn Đạo đức theo 3 mức độ được quy định trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.

3. Nghiên cứu nội dung chương trình môn Đạo đức ở tiểu học và lấy ví dụ về các mức độ câu hỏi, bài tập trong môn Đạo đức theo 3 mức độ được quy định trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.

2.2. Xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức chất, năng lực học sinh tiểu học trong dạy học môn Đạo đức

2.2.1. Quy trình và kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra tự luận Mục tiêu hoạt động Mục tiêu hoạt động

Sau khi nghiên cứu hoạt động này, học viên có thể: 1. Trình bày được đặc điểm của câu hỏi, bài tập tự luận.

2. Nêu vai trò của câu hỏi, bài tập tự luận trong dạy học môn Đạo đức.

3. Thiết kế được câu hỏi, bài tập tự luận theo 4 mức độ trong dạy học môn Đạo đức.

29

Thông tin cơ bản

Tự luận là hình thức kiểm tra quen thuộc, có tính truyền thống, được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra đánh giá của các môn học, trong đó có môn Đạo đức. Thông qua các câu hỏi, bài tập tự luận, HS nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, suy luận, phân tích, giải thích theo ý kiến cá nhân có liên quan đến bài đạo đức.

- Ưu điểm

+ Người ra đề mất ít thời gian ra đề và dễ dàng đưa ra câu hỏi, bài tập.

+ Nếu sử dụng một cách hợp lí, câu hỏi, bài tập tự luận trong môn Đạo đức có thể đánh giá được phẩm chất và năng lực sáng tạo trong giải quyết vấn đề của học sinh liên quan đến chuẩn mực đạo đức, kĩ năng sống được học. Vì để trả lời câu hỏi – bài tập tự luận, học sinh phải đưa ra câu trả lời độc lập của cá nhân nên có tác dụng phát triển kĩ năng diễn đạt, trình bày ý tưởng ; kĩ năng phân tích, tổng hợp; khả năng suy luận, liên tưởng,... ở học sinh.

+ Câu hỏi, bài tập tự luận còn giúp giáo viên dễ dàng nhận thấy những nhược điểm, hạn chế trong nhận thức, thái độ cũng như trong tư duy của học sinh để kịp thời điều chỉnh việc dạy và học.

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)