TIẾN TRÌNH (những nội dung gạch dưới là hoạt động đánh giá của GV và của HS đánh giá lẫn nhau)

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 74 - 82)

I. Tài liệu minh họa

2. TIẾN TRÌNH (những nội dung gạch dưới là hoạt động đánh giá của GV và của HS đánh giá lẫn nhau)

của HS đánh giá lẫn nhau)

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học (1) (2) (3) (4) (5) 5 phút Hoạt động 1: Khởi động

1. Giáo viên đề nghị học sinh hát một bài về thầy giáo, cô giáo (ví dụ: “Thầy cô cho em mùa xuân” của tác giả Vũ Hoàng).

2. Giáo viên yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc của mình về bài hát (ví dụ bài hát trên) qua các câu hỏi sau:

- Lời bài hát cho biết những món quà gì tặng cho thầy cô?

- Theo các em, vì sao thầy cô được

1. Học sinh hát.

75

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

tặng những món quà đó?

- Em có thích bài hát này không? Vì sao?

3. GV đặt vấn đề: Thầy cô giáo là những người làm công tác dạy học. Vậy, những bông hoa, bài hát tặng cho thầy cô có ý nghĩa gì, chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài đạo đức hôm nay. 14 phút Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (1) 1. GV chia lớp thành các nhóm 4, giao nhiệm vụ thảo luận để giải quyết tình huống sau, rồi thực hiện trò chơi sắm vai.

Khi đang chơi nhảy dây ở sân trường thì Nga và Lan nhìn thấy cô giáo An bê chồng sách đi về phía thư viện và vài quyển bị rơi.

Nếu là các bạn Nga và Lan, các em sẽ làm gì khi đó? Hãy sắm vai để xử lý tình huống trên.

2. GV quan sát, bao quát lớp, tiếp cận các nhóm để nắm bắt việc thảo luận và kết quả, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn (nếu cần).

3. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi sắm vai trước lớp.

Giáo viên quan sát trò chơi sắm vai của các nhóm.

GV hỏi “Nhóm nào có cách giải quyết khác?”

GV đề nghị các nhóm giải thích cách giải quyết của mình (nên để các

1. Học sinh ngồi theo nhóm được phân chia, lắng nghe, tiếp thu nội dung thảo luận.

2. Các nhóm HS thảo luận để xử lý tình huống, rồi phân vai cho nhau.

3. Một nhóm HS (những nhóm có cách giải quyết sai, chưa phù hợp làm trước, nếu có) thực hiện trò chơi sắm vai trước lớp. Lớp quan sát việc sắm vai của nhóm bạn, đối chiếu với kết quả nhóm mình

Các nhóm khác tiếp tục thực hiện trò chơi theo cách giải quyết của mình.

Đồ vật dùng để sắm vai: dây, sách...

76

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

nhóm có cách giải quyết sai, chưa phù hợp trình bày trước): “Tại sao các em lại ứng xử như vậy trong tình huống đó?”. Giáo viên lắng nghe cách giải thích của các nhóm.

4. Thảo luận lớp:

- Trong những cách giải quyết tình huống của các nhóm, cách nào là phù hợp? Vì sao?

- Từ cách giải quyết này, chúng ta rút ra bài học gì?

5. GV tổng kết: Hai bạn Nga và Lan cần nhặt sách giúp cô An và giúp cô mang sách lên thư viện. Đó là một việc làm giúp đỡ thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo mà mỗi học sinh cần thực hiện. Đây chính là bài đạo đức ngày hôm nay (GV ghi bảng tên bài “Kính trọng thầy giáo, cô giáo”).

Học sinh giải thích; lớp lắng nghe cách giải thích của nhóm bạn, đối chiếu với kết quả nhóm mình, tranh luận, bổ sung.

4. Học sinh trả lời các câu hỏi. 12 phút Hoạt động 3 : Hình thành kiến thức (2)

1. GV yêu cầu các cặp HS thảo luận những nội dung sau, hướng dẫn cách ghi phiếu thảo luận nhóm và phát phiếu cho các em.

a. Hãy ghi dấu ✔ vào  trước ý

phù hợp.

Vì sao học sinh cần phải kính trọng thầy giáo, cô giáo?

 Thầy cô giáo là những người

giáo dục học sinh trở thành con người tốt có ích cho gia đình, xã hội.

 Thầy cô giáo thương yêu học

sinh.

 Cả hai ý trên.

b. Hãy ghi dấu vào những ô trước hành vi, việc làm thể hiện lòng kính trọng thầy giáo, cô giáo.

 Vâng lời thầy cô giáo.

1. Học sinh nhận phiếu học tập.

Phiếu thảo

77

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

 Nói chuyện, làm việc riêng trong

giờ học.

 Lễ phép với thầy cô giáo.

 Chúc mừng thầy cô giáo nhân

ngày 20-11.

 Chia sẻ khó khăn với thầy cô

giáo.

 Tự ý lấy đồ đạc của thầy cô giáo.

2. GV quan sát, bao quát lớp, tiếp cận các nhóm để nắm bắt việc thảo luận và kết quả, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn (nếu cần).

3. Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả thảo luận nhóm theo từng nội dung thảo luận; sau mỗi lần, giáo viên hỏi “Nhóm nào có ý kiến/ kết quả khác?”.

Giáo viên lắng nghe, ghi nhận kết quả của từng nhóm. GV làm trọng tài “chốt” kết quả đúng.

4. Tổng kết việc thảo luận, GV đố

HS trả lời các câu hỏi:

- Vì sao chúng ta cần kính trọng thầy cô giáo?

- Chúng ta cần thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo như thế nào?

2. Các nhóm độc lập thảo luận.

3. Một nhóm HS (những nhóm có kết quả sai, chưa chính xác trình bày trước, nếu có) nêu kết quả nhóm mình trước lớp; học sinh lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình.

Các nhóm khác tranh luận, bổ sung.

4. Học sinh trả lời câu hỏi. 4 phút Hoạt động 4 : Ứng dụng

Giao nhiệm vụ rèn luyện

1. Giáo viên hỏi:

- Các em học được điều gì mới qua bài đạo đức hôm nay?

- Các em dự kiến sẽ thực hiện

1. Học sinh trả lời các câu hỏi.

Phiếu rèn

78

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

những hành vi, việc làm gì trong việc thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo? 2. GV yêu cầu HS hằng ngày thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo; giới thiệu phiếu rèn luyện, hướng dẫn các em cách ghi chép và yêu cầu nộp lại phiếu vào tiết học đạo đức tuần sau; GV phát phiếu cho HS và hỏi “Các em đã hiểu nhiệm vụ của mình chưa?”.

2. HS nhận phiếu rèn luyện, có thể nêu câu hỏi cho GV về những vấn đề mình chưa rõ. 5 phút Hoạt động 5: Ứng dụng:

Tự đánh giá việc thực hiện bài học

1. GV nhắc lại nhiệm vụ về việc thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo được giao ở tiết học trước và yêu cầu một số HS chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi sau:

- Em đã làm gì để thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo?

- Em đã thực hiện hành vi đó trong trường hợp nào?

- Tại sao em làm như vậy?

- Theo em, việc làm đó của em có ích lợi gì?

2. GV yêu cầu HS cả lớp nộp phiếu rèn luyện.

4. GV nêu nhận xét chung về những hành động, việc làm (tích cực và tiêu cực) của HS trong việc thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

1.Một số HS chia sẻ trước

lớp; sau mỗi chia sẻ; lớp có thể hỏi bạn về những điều mình chưa rõ. 2. Học sinh nộp phiếu rèn luyện. Phiếu rèn luyện của học sinh ghi nhận những hành vi, việc làm các em đã thực hiện . 14 phút Hoạt động 6: Thực hành Nhận xét hành vi 1. GV giới thiệu một số hành động, việc làm của các bạn nhỏ đối với thầy cô giáo và yêu cầu các cặp HS nhận xét từng hành động, việc làm đó đúng hay sai và giải thích vì sao.

a) Trong giờ ra chơi, các bạn Thuỷ và Tân đang nói chuyện với nhau ở

1. Học sinh nhận phiếu học tập (nếu giáo viên dùng để cung cấp nội dung).

Máy tính, máy chiếu (hoặc phiếu học tậpvới tranh minh hoạ kèm theo)

79

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

hành lang lớp học thì thấy một cô giáo đi tới. Thuỷ liền lễ phép chào cô. Lát sau, Tân nói: “Cô này có dạy lớp mình đâu mà chào!”.

b) Biết cô giáo dạy mình lớp mẫu giáo bị ốm, Minh đã gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của cô.

c) Trong giờ giải lo, Tâm rủ Dũng sang chơi với cô Nga dạy năm ngoái. Dũng nói: “Năm ngoái cậu được giấy khen thì sang chơi. Tớ có được giấy khen đâu, cô Nga không yêu tớ nên tớ không muốn gặp cô đâu!”.

2. GV quan sát, bao quát lớp, tiếp cận HS để nắm bắt việc thực hiện và kết quả, giúp đỡ những cặp gặp khó khăn (nếu cần).

3. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết quả thảo luận nhóm (theo từng nội dung); sau mỗi lần, giáo viên hỏi “Nhóm nào có ý kiến khác?”.

Giáo viên đề nghị học sinh giải thích kết quả của mình.

Giáo viên lắng nghe, ghi nhận kết quả của học sinh.

4. GV kết luận theo từng nội dung: a) Bạn Thuỷ lễ phép chào cô giáo dù cô không dạy lớp đó là đúng. Bạn Tân đã sai khi phân biệt thầy cô giáo. Dù thầy cô giáo có dạy lớp mình hay không, các em đều phải kính trọng như nhau.

b) Bạn Minh gọi điện hỏi thăm sức khoẻ của cô giáo cũ là biết thể hiện lòng kính trọng cô giáo dù nay cô không dạy mình nữa. Chắc chắn cô giáo rất vui, cảm động khi nhận được điện thoại của bạn Minh.

2. Từng cặp HS thảo luận.

3. Một nhóm HS nêu ý kiến của mình trước lớp (những nhóm có kết quả sai trình bày trước, nếu có); học sinh lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình.

Học sinh giải thích kết quả); học sinh lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình.

Lớp nêu ý kiến tranh luận, bổ sung.

80

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

c) Thầy cô giáo luôn yêu quý mọi học sinh mà không phân biệt kết quả, thành tích học tập của từng em. Do đó, bạn Tâm có ý định tốt, còn bạn Dũng đã hiểu sai cô giáo của mình.

12 phút Hoạt động 7: Thực hành Sắm vai xử lý tình huống 1. GV chia lớp thành các nhóm 4 em, yêu cầu các nhóm sắm vai để xử lý tình huống sau:

Hai bạn Giang và Ninh đang chơi ở đầu ngõ thì thấy cô giáo đi tới. Giang liền nói: “Chắc cô tới nhà cậu gặp bố mẹ đấy, hôm qua cậu làm hỏng cây hoa ở trường mà. Cậu liệu mà trốn đi!”.

Ninh băn khoăn chưa biết nên làm thế nào...

2. GV quan sát, bao quát lớp, tiếp cận các nhóm để nắm bắt việc thảo luận và kết quả, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn (nếu cần).

3. Giáo viên quan sát học sinh thực hiện trò chơi sắm vai.

Sau mỗi lần, giáo viên hỏi “Nhóm nào có cách giải quyết khác?”. Giáo viên quan sát học sinh thực hiện trò chơi sắm vai.

GV đề nghị các nhóm giải thích cách giải quyết của mình “Tại sao các em lại ứng xử như vậy trong tình huống đó?”.

4. GV tổng kết: Bạn Ninh cùng bạn

1. Học sinh ngồi theo nhóm.

2. Các nhóm HS thảo luận để xử lý tình huống, rồi phân vai cho nhau.

3. Một nhóm HS (những nhóm có cách giải quyết sai, chưa phù hợp làm trước, nếu có) thực hiện trò chơi sắm vai trước lớp; học sinh lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình.

Các nhóm khác tiếp tục thực hiện trò chơi theo cách giải quyết của mình.

Các nhóm giải thích trước lớp cách xử lý tình huống của mình; học sinh

81

Thời lượng

Các hoạt

động học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thiết bị, đồ dùng dạy học

Giang cần lễ phép chào hỏi cô giáo. Nếu cô giáo muốn đến nhà thì cần mời, dẫn cô giáo tới nhà mình. Khi cô vào nhà, mời cô giáo uống nước, mời bố mẹ gặp, nói chuyện với cô.

lắng nghe, đối chiếu với kết quả nhóm mình.

4 phút Hoạt

động 8: Ứng dụng

Giao nhiệm vụ rèn luyện

1. Giáo viên hỏi: Các em học được điều gì mới qua bài đạo đức hôm nay?

2. GV yêu cầu HS hằng ngày thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo; phát phiếu cho HS và hỏi “Các em đã hiểu nhiệm vụ của mình chưa?”.

1. Học sinh trả lời câu

hỏi.

2. HS nhận phiếu rèn luyện, có thể nêu câu hỏi cho GV về những vấn đề

mình chưa rõ(nếu có)

Phiếu rèn

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông – cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ–BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 2006.

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)