Xây dựng khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức theo đường phát triển năng lực

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 47 - 48)

- Nhược điểm

1 Nguyễn Lộc (chủ biên) (206), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và giải quyết vấn đề, Nhà XBGD Việt Nam.

3.3.1. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức theo đường phát triển năng lực

Thông tin cơ bản

3.3.1. Xây dựng khung tiêu chí đánh giá các năng lực của môn Đạo đức theo đường phát triển năng lực đường phát triển năng lực

Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về đánh giá kết quả học tập ở trường tiểu học hiện nay, môn Đạo đức được đánh giá bằng nhận xét. Các kết quả kiểm tra đánh giá trong dạy học môn Đạo đức được thực hiện thông qua đánh giá định tính.

Các thông tin định tính thu thập hằng ngày trong tiến trình học tập môn đạo đức của học sinh, việc thu thập thông tin được thực hiện và đánh giá thông qua nhiều con đường khác nhau: phiếu quan sát, phiếu thực hành, phiếu bài tập cá nhân,…. do học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, phụ huynh đánh giá, giáo viên đánh giá… Các công cụ đánh giá đó được giáo viên tập hợp và dựa trên bảng mô tả năng lực với các tiêu chí chỉ báo cụ thể để đưa ra quyết định đánh giá các mức độ mà học sinh đạt được.

Từ việc mô tả các mức độ trong đường phát triển các năng lực của môn Đạo đức, có thể xác định và mô tả khung tiêu chí đánh gía các năng lực của môn Đạo đức với các biểu hiện cụ thể của các chỉ báo đặc trưng như sau:

Năng lực Các chỉ báo Các biểu hiện cụ thể đặc trưng

thể hiện rõ nhất chỉ báo 1. Năng lực điều chỉnh hành vi 1.1. Nhận thức chuẩn mực hành vi 1.1.1. Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật thường gặp phù hợp với lứa tuổi và sự cần thiết của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

- Nêu được một số biểu hiện của chuẩn mực hành vi.

- Nêu được ý nghĩa của việc thực hiện chuẩn mực hành vi.

- Nhận diện được những việc nên làm và không nên làm liên quan đến chuẩn mực hành vi được học.

1.1.2. Có kiến thức cần thiết, phù hợp để nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối

- Nêu được biểu hiện của việc tự nhận thức, quản lí tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.

48

Năng lực Các chỉ báo Các biểu hiện cụ thể đặc trưng

thể hiện rõ nhất chỉ báo

quan hệ hoà hợp với bạn bè.

- Nêu được sự cần thiết của việc tự nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.

- Nhận diện được những việc cần làm để tự nhận thức, quản lí, tự bảo vệ bản thân và duy trì mối quan hệ hoà hợp với bạn bè.

1.1.3. Nhận biết được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác; trách nhiệm của bản thân và của nhóm trong hợp tác nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân và giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt hằng ngày.

- Nêu được sự cần thiết của giao tiếp và hợp tác nhóm trong việc đáp ứng các yêu cầu của bản thân.

- Xác định được nhiệm vụ chung của cả nhóm.

– Nhận ra được nhiệm vụ của cá nhân khi được nhóm phân công, hướng dẫn và vai trò của cá nhân trong nhóm.

– Nhận diện được cách để hỗ trợ các thành viên trong nhóm và cùng các thành viên trong nhóm ra quyết định để giải quyết các vấn đề học tập, sinh hoạt liên quan đến bài đạo đức.

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)