Tìm hiểu quy trình và kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 31 - 35)

- Nhược điểm

2.2.2. Tìm hiểu quy trình và kĩ thuật xây dựng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan

khách quan

Mục tiêu hoạt động

Sau khi nghiên cứu hoạt động, học viên có thể:

1. Trình bày đặc điểm, vai trò của câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.

2. Phân tích đặc điểm và kĩ thuật thiết kế các loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.

3. Thiết kế các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.

32

Thông tin cơ bản

Trắc nghiệm khách quan là một phương tiện đo lường khả năng học tập của học sinh một cách tương đối chính xác nhờ các đáp án do bài trắc nghiệm tạo ra, không bị chi phối bởi tác động của người chấm bài. Các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan thường có những phương án, câu trả lời đã được cho trước và HS lựa chọn phương án đúng từ những câu trả lời đã có. Trắc nghiệm khách quan có ưu điểm và nhược điểm như sau:

* Ưu điểm:

- Có độ tin cậy và giá trị đo lường khả năng học tập của học sinh cao. - Giúp GV xác định và đánh giá chính xác, khách quan.

- Có thể kiểm tra và đánh giá nhanh trên quy mô số lượng học sinh lớn. * Nhược điểm:

- Khó đánh giá được phẩm chất học sinh;

- Khó đánh giá được năng lực sáng tạo của người học.

- Đòi hỏi kĩ năng thiết kế câu hỏi, bài tập khó hơn và mất nhiều thời gian hơn tự luận.

Trong dạy học môn Đạo đức, có thể thiết kế các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan như: trắc nghiệm nhiều lựa chọn; trắc nghiệm đúng, sai; trắc nghiệm điền khuyết; trắc nghiệm ghép đôi. Có thể tóm tắt khái quát đặc điểm và những lưu ý khi thiết kế câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan qua bảng sau:

Các loại câu hỏi, bài tập TNKQ

Đặc điểm Ví dụ minh hoạ

Trắc nghiệm nhiều lựa chọn

- Sau một câu dẫn (là câu hỏi hoặc một tình huống có vấn đề) thường có từ 3 đến 5 phương án trả lời cho sẵn, trong đó chỉ có một phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất, các phương án khác có thể là sau hoặc chỉ đúng một phần (còn gọi là

Nội dung: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (lớp 4):

1. Đánh dấu + vào trước ý đúng nhất.

Những việc nên làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn là:

• Nhịn ăn sáng hằng ngày để lấy tiền giúp đỡ.

33

Các loại câu hỏi, bài tập TNKQ

Đặc điểm Ví dụ minh hoạ

phương án "nhiễu” hay phương án nền). Các phương án "nhiễu" thường là các lỗi học sinh hay mắc phải.

- Trắc nghiệm này có thể dùng để đánh giá HS ở mức độ tư duy khác nhau: biết, hiểu, vận dụng.

những việc làm phù hợp.

• Dè bỉu, khinh thường họ nhưng vẫn sẵn sàng giúp đỡ tiền bạc khi cần thiết. • Xa lánh những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Đánh dấu + vào  trước cách ứng xử đúng nhất.

Trên đường đi học về, Hùng và Nam nhìn thấy một bé gái đang đứng khóc to ở góc phố, miệng liên tục gọi: “Mẹ ơi, mẹ đâu rồi”. Nếu em là Hùng hoặc Nam thì em sẽ ứng xử như thế nào?

• Kệ em bé, cứ đi thẳng về nhà.

• Dắt em bé đến gặp một người lạ bất kì để nhờ giúp rồi đi luôn về nhà.

• Hỏi em bé về số điện thoại của người thân hoặc dẫn em đến chỗ các chú công an, bảo vệ hoặc một gia đình gần đó để nhờ giúp đỡ. • Dỗ em bé nín khóc và dẫn về nhà của mình. Trắc nghiệm đúng- sai - Trước một câu dẫn, một phát biểu nào đó, HS cần xác định câu đó là đúng hoặc sai. Loại câu hỏi – BT này có 2 phần: phần dẫn và phần trả lời.

- Trắc nghiệm đúng- sai thường chỉ đánh giá HS ở mức độ “biết”,

Giữ lời hứa (lớp 3)

Điền chữ Đ hoặc S vào ô trống tương ứng dưới dây:

• Chỉ cần giữ lời hứa với những người thân trong gia đình.

 Khi đã hứa với ai thì cần quyết tâm thực hiện điều đã hứa.

34

Các loại câu hỏi, bài tập TNKQ

Đặc điểm Ví dụ minh hoạ

tôn trọng người khác.

• Lời hứa có thể nói với mọi người bất kì lúc nào, kể cả khi chúng ta không có khả năng thực hiện.

Trắc nghiệm điền khuyết

- Trong câu dẫn thường có một vài chỗ trống, yêu cầu HS phải chọn một hoặc một số từ ngữ phù hợp để có một nhận định, nội dung đầy đủ. Các từ cần điền là những từ “cốt yếu”, phản ánh nội dung tri thức đạo đức mà HS cần biết, các từ này có thể được cho trước hoặc không, điều này phụ thuộc vào tính chất khó hay dễ của CMHV đạo đức đối với HS.

- Trắc nghiệm điền khuyết có thể đánh giá HS ở cấp độ biết và hiểu.

1. Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước (lớp 5):

Chọn những từ: hoà bình, độc lập, tự do, biết ơn vào chỗ …. sao cho phù hợp. Chúng ta cần ……. thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh thân mình cho ……… cuả dân tộc. Nhờ đó, các em mới được sống, học tập, vui chơi ……….. như ngày hôm nay.

2. Khám phá bản thân (lớp 3)

Điền từ thích hợp vào chỗ …

- Rèn luyện đề phát huy điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân sẽ giúp em……

35

Các loại câu hỏi, bài tập TNKQ

Đặc điểm Ví dụ minh hoạ

Trắc nghiệm ghép đôi

- Loại câu hỏi, bài tập này thường có hai dãy thông tin gọi là câu hỏi (hay câu dẫn) và câu trả lời (hay câu lựa chọn), HS cần lựa chọn sự tương ứng giữa hai cột thông tin để nối chúng lại với nhau sao cho phù hợp. - Trắc nghiệm ghép đôi có thể đánh giá HS ở cấp độ biết và hiểu.

Yêu quý bạn bè (lớp 2)

Nêu cách giúp đỡ bạn gặp khó khăn bằng cách nối nội dung ở cột A với việc làm phù hợp ở cột B.

Nhiệm vụ thực hiện hoạt động

1. Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan có vai trò như thế nào trong dạy học môn Đạo đức.

2. Có các loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan nào? Trình bày những lưu ý khi thiết kế từng loại câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.

3. Nghiên cứu chương trình môn Đạo đức lớp 4 và chọn một mạch nội dung để thiết kế các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan trong dạy học môn Đạo đức.

Một phần của tài liệu KIêmt tra, đánh giá HSTH theo hướng phát triển PC NL môn Đạo đức Module 3.3 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)