- Nhược điểm
3. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội 1 Tìm hiểu các
3.3.2. Cách thức đánh giá và phân tích kết quả đánh giá năng lực học sinh trong dạy học môn Đạo đức
dạy học môn Đạo đức
Giáo viên dựa theo các tiêu chí, chỉ báo, biểu hiện hành vi của khung năng lực gắn với nội dung cụ thể của bài Đạo đức (như là khung tham chiếu), kết qủa đánh giá thu thập được qua việc kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để đưa ra nhận định, đánh giá (nhận xét) điểm mạnh/yếu của mỗi HS theo 3 mức độ (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT):
Mức không hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn Đạo đức. Như vậy, ở mức độ này, học sinh cơ bản không đáp ứng đủ yêu cầu của chỉ báo, cần có những giải pháp khắc phục (những yêu cầu liên quan đến chỉ báo đang ở giai đoạn lên kế hoạch/ các biểu hiện hành vi cụ thể HS chưa thể hiện được);
Mức hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn Đạo đức và có biểu hiện cụ thể về các thành phần của năng lực môn Đạo đức. Như vậy, ở mức độ này, học sinh về cơ bản đáp ứng được đủ yêu cầu của chỉ báo, nhưng chỉ cần có một số cải tiến nhỏ sẽ đáp ứng tốt được yêu cầu (có minh chứng nhưng chưa đầy đủ/ một số biểu hiện hành vi của chỉ báo HS thực hiện chưa rõ ràng);
Mức hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn Đạo đức và thường xuyên có các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn Đạo đức.
56
Như vậy, ở mức độ này học sinh đáp ứng tốt yêu cầu của chỉ báo (có đủ minh chứng phù hợp với tiêu chí/ các biểu hiện hành vi của chỉ báo, HS cơ bản thực hiện được);
Các mức độ này có thể được mô tả chi tiết về định tính và định lượng theo Rubric, và dựa theo Rubric, giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá kết quả năng lực học sinh.