Lý thuyết đại diện hay còn gọi lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Một phần của tài liệu CÁC yếu ẢNH HƢỞNG đến tố CHẤT LƢỢNG báo cáo tài CHÍNH ở các đơn vị TRÊN địa bàn CÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2.1. Lý thuyết đại diện hay còn gọi lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory)

Nội dung lý thuyết ủy nhiệm: Lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh

những năm 1970 với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, sự đa dạng trong các loại hình công ty và một sự thiếu hụt các lý thuyết nền tảng về quyền sở hữu công ty cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời quản lý thông qua hợp đồng đại diện. Những nghiên cứu đầu tiên tập trung vào những vấn đề về thông tin bất cân xứng giữa ngƣời sở hữu và quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết khái quát những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện trong các lĩnh vực khác (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là ngƣời chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là ngƣời quản lý- ngƣời đại diện thực hiện các quyết định của công ty. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để ngƣời đại diện làm việc vì lợi ích cao

nhất cho ngƣời ngƣời chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn ngƣời chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này.

Trong khu vực công, thủ trƣởng các đơn vị công, chính quyền và quan chức ở cấp thấp, cấp trực tiếp sử dụng tài chính công là bên đại diện luôn có lợi thế trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tại đơn vị công. Trong khi đó Quốc hội và chính quyền, quan chức ở cấp cao là bên ủy thác, ở vào thế mong muốn có đƣợc thông tin trung thực, hữu ích tại đơn vị công để ra quyết định. Đặc tính này cho thấy giữa bên ủy thác và bên đại diện tồn tại mối quan hệ thông tin bất cân xứng. Vì vậy, dựa vào quyền lực và sự chi phối của mình Quốc Hội và chính quyền địa phƣơng cấp cao luôn muốn thủ trƣởng các đơn vị công cấp thấp hơn (bên đại diện) công bố thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính, tình hình lƣu chuyển tiền tệ một cách rõ ràng, minh bạch nhất để đánh giá hiệu quả quản lý của chính quyền cấp thấp hơn. Tuy nhiên, do nhiều nhu cầu quyền lợi khác nhau mà chính quyền cấp thấp sẽ có xu hƣớng cung cấp thông tin theo hƣớng có lợi cho họ. Chính tính bất cân xứng đó khiến quan hệ ủy thác - đại diện luôn tồn tại một chi phí đại diện. Một cơ chế ủy thác, đại diện vận hành hiệu quả nhất là cơ chế giảm chi phí này xuống mức thấp nhất trong các điều kiện ràng buộc cho truớc. Suy rộng ra, trong mối quan hệ giữa công chúng mà đại diện là quốc hội, nhà quản lý, điều hành các đơn vị công, thủ trƣởng các đơn vị công và trong mối quan hệ giữa chính quyền trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng, điều quan trọng là làm sao để Quốc hội và chính quyền trung ƣơng có thể điều khiển hoạt động của chính quyền địa phƣơng đạt đuợc hiệu quả cao với một chi phí đại diện thấp. Bên ủy thác phải tìm ra các giải pháp để bên nhận ủy thác thực hiện nhiều nhất các hoạt động phù hợp với mong muốn hoặc yêu cầu định truớc của bên ủy thác và lợi ích của bên đại diện không phải hình thành từ thiệt hại của bên ủy thác.

Ứng dng lý thuyết Ủy nhim vào đề tài luận án: Tác giả sử dụng lý thuyết đại diện xuyên suốt quá trình nghiên cứu luận án để phân tích trách nhiệm xã hội của các thủ trƣởng đơn vị công trong việc cung cấp thông tin hữu ích trên BCTC qua đó tác giả có căn cứ để tìm hiểu thực trạng BCTC khu vực công cũng

nhƣ đánh giá nhữ ng mặt hạn chế của BCTC khu vực công hiện nay. Bên cạnh đó, lý thuyết đại diện còn giúp tác giả nghiên cứ u nhu cầu sử dụng thông tin của thủ trƣởng chính quyền cấp cao hơn và công chúng (bên ủy thác) để đề xuất các giải pháp nhằm cung cấp thông tin trên BCTC khu vực công hữu ích hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin của bên ủy thác.

Một phần của tài liệu CÁC yếu ẢNH HƢỞNG đến tố CHẤT LƢỢNG báo cáo tài CHÍNH ở các đơn vị TRÊN địa bàn CÔNG THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w