7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2.2. Lý thuyết Quỹ
Nội dung lý thuyết Quỹ: William Vatter (1947), cho rằng phƣơng trình kế
toán đƣợc trình bày nhƣ sau: Tổng tài sản = Tổng các giới hạn của tài sản
Khái niệm giới hạn của tài sản chỉ các mục đích đƣợc xác định cho việc sử dụng tài sản. Nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chỉ đƣợc xem là nghĩa vụ kinh tế và pháp lý áp đặt lên việc sử dụng tài sản. Vốn chủ sở hữu là phần giới hạn cuối cùng nhằm cân đối giữa hai bên phƣơng trình. Theo lý thuyết này bảng cân đối kế toán có thể đƣợc trình bày khác nhau khi báo cáo cho các đối tƣợng khác nhau. Thu nhập đƣợc xem là tài sản tăng lên của quỹ. Chi phí là cái phát sinh nhằm thực hiện mục đích của quỹ. Không có lợi nhuận nào phản ánh đầy đủ tất cả mục đích các bên quan tâm. Do đó, báo cáo kết quả kinh doanh không cần thiết mà thay vào đó là báo cáo dòng vào và dòng ra của quỹ. Lý thuyết quỹ chủ yếu đƣợc ứng dụng tại các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Ví dụ, một trƣờng đại học có thể nhận nhiều nguồn kinh phí khác nhau sử dụng cho các mục đích khác nhau sẽ báo cáo về nguồn và sử dụng dụng quỹ cho từng mục đích riêng biệt và cân đối từng quỹ theo qui định. Lý thuyết quỹ đƣợc dùng để giải thích cho việc ghi nhận một số nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị HCSN (Vũ Hữu Đức, 2011).
Ứng dụng lý thuyết Quỹ vào đề tài luận án: Lý thuyết quỹ đƣợc vận dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án cho việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến BCTC khu vực công.