7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.2.2 Về Chuẩn mực kế toán:
Sau yếu tố Cơ chế tài chính công là yếu tố Chuẩn mực kế toán cũng ảnh hƣởng đến BCTC. Trong tình hình hiện nay chuẩn mực kế toán công Việt Nam chƣa đƣợc ban hành thì việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế là cần thiết. Để áp dụng chuẩn mực kế toán vào kế toán các đơn vị công, cần thiết phải cải cách chế độ kế toán công theo hƣớng kế toán trên cơ sở dồn tích đối với các đơn vị kế toán công.
Về lâu dài, để BCTC khu vực công cung cấp thông tin trung thực, hữu ích thì hệ thống kế toán khu vực công của Việt Nam phải đƣợc thực hiện trên nền tảng các chuẩn mực kế toán khu vực công chặt chẽ, chuẩn xác và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Để đạt đƣợc điều này, tác giả đề xuất giải pháp tốt nhất hiện nay là xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế. Việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại Việt Nam phải căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam phù hợp với thể chế chính trị, tính chất nhà nƣớc, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế đặc biệt là quản lý ngân sách và tài chính công theo định hƣớng XHCN ở Việt Nam; Phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về kinh tế, tài chính, kế toán của Nhà nƣớc Việt Nam và định hƣớng hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính khu vực công trong tƣơng lai. Do đó, Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai cách để vận dụng IPSAS vào chuẩn mực kế toán Việt Nam nhƣ sau:
Một là, Ban hành chuẩn mực kế toán riêng cho Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu IPSAS. Việc làm này đã đƣợc Bộ tài chính Việt Nam khẳng định trong hội thảo “Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và lộ trình xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam” đƣợc Bộ Tài Chính tổ chức vào tháng 11 năm 2011. Thông qua hội thảo Bộ Tài Chính đã khẳng định quan điểm Việt Nam sẽ xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia dựa trên IPSAS và lộ trình sớm nhất từ 07/2014 đến tháng 7/2015 sẽ công bố một số chuẩn mực kế toán khu vực công đầu tiên của
Việt Nam. Việc làm này sẽ đƣợc thực hiện giống nhƣ việc ban hành các chuẩn mực kế toán thuộc khu vực tƣ. Tuy nhiên, để ban hành các chuẩn mực kế toán riêng cho Việt Nam đòi hỏi tốn nhiều thời gian, chi phí, công sức và phụ thuộc nhiều vào trình độ, quan điểm của ban biên soạn chuẩn mực đồng thời đòi hỏi phải cập nhật liên tục chuẩn mực kế toán khu vực công quốc tế và xu hƣớng kế toán khu vực công trên thế giới để tránh lạc hậu và tăng tính hữu ích. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang để Bộ tài chính chủ trì biên soạn các chuẩn mực kế toán công riêng cho Việt Nam là không độc lập, khách quan vì chính Bộ tài chính cũng là đơn vị sử dụng NSNN. Nếu chọn giải pháp này thì nhất thiết cần xây dựng lại qui trình xây dựng và ban hành chuẩn mực đồng thời thành lập ban xây dựng chuẩn mực độc lập, khách quan.
Hai là, sử dụng toàn bộ chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS nhƣng có sự điều chỉnh hoặc ghi chú bổ sung phù hợp với bối cảnh quản lý kinh tế, tài chính ở Việt Nam để làm nền tảng cho việc sửa đổi và ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Mọi nguyên tắc, phƣơng pháp kế toán đều tuân thủ IPSAS ngoại trừ những trƣờng hợp khác biệt của Việt Nam thì điều chỉnh riêng. Nếu sử dụng IPSAS có điều chỉnh cho Việt Nam, Bộ tài chính không cần soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán công quốc gia mà chỉ ban hành thông tƣ công bố thừa nhận những nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc tế nào, hƣớng dẫn về nội gì, cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung gì v.v... và ban hành thông tƣ hƣớng dẫn chi tiết nghiệp vụ kế toán dựa trên nền tảng chuẩn mực kế toán công quốc tế đã thừa nhận. Việc làm này tƣơng tự nhƣ việc Bộ tài chính đã ban hành thông tƣ 210/2009/TT-BTC “Hƣớng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tƣ. Việc sử dụng IPSAS có điều chỉnh cho Việt Nam là giải pháp giải quyết ngay những việc cần làm, thể hiện sự quyết tâm của ngƣời làm chính sách trong việc khắc phục hạn chế nhanh chóng khắc phục sự yếu kém của chế độ kế toán nhà nƣớc hiện hành và nhanh chóng khắc phục yếu kém trong quản lý ngân sách nhà nƣớc, tránh thất thoát, lãng phí, tham ô, tham nhũng, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Trong các
giai đoạn chƣa ban hành chuẩn mực kế toán khu vực công riêng cho Việt Nam thì tạm thời nên sử dụng IPSAS có điều chỉnh. Hơn nữa, đối với khu vực công việc ban hành chính sách, chế độ kế toán quản lý tài chính công rất khó khách quan vì các chính sách này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi tài chính của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Vì vậy, nếu sử dụng toàn bộ IPSAS có điều chỉnh cho Việt Nam sẽ hạn chế đƣợc sự không khách quan của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc ban hành chế độ kế toán lĩnh vực công.